Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng của bạn.
1. Nghịch thức ăn
Có một thực tế mà chúng ta dễ dàng bắt gặp trong các gia đình có con nhỏ đó là mẹ cha đã mất công và tốn khá nhiều thời gian để nấu cho con một bữa ăn thật ngon và đầy đủ dinh dưỡng nhưng con lại không ăn một cách “nhiệt tình” mà chỉ ngồi nghịch ngợm đĩa thức ăn đó, làm nhiều mẹ như muốn “phát điên” lên rồi ép con ăn.
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng: nếu được ăn uống thoải mái và vui đùa với các món ăn thì bé sẽ ghi nhớ tên các món ăn nhanh hơn. Lúc ăn trẻ ăn không chỉ để no mà còn là để khám phá và học hỏi và cảm nhận về mùi vị, hình dạng của thức ăn khi tự tay sờ và nắm chúng. Vì vậy mẹ hãy tạo cho trẻ sự thích thú khi ăn uống.
2. Bày bừa khắp phòng
Giai đoạn 1-3 tuổi, bé rất thích thú với việc quăng đồ chơi ra khắp nhà hay nghịch ngội rồi bôi bẩn lên quần áo,… và nếu như bố mẹ không quát mắng hay bắt bé phải nề nếp, gọn gàng thì cam đoan với các bậc cha mẹ là bé có thể làm thế cả ngày mà không biết chán. Việc bé bày bừa khắp phòng, không theo một khuôn mẫu cụ thể nào sẽ giúp trẻ phát huy khả năng sáng tạo của mình, phát triển các kỹ năng vận động, góp phần phát triển các giác quan và tính độc lập cho trẻ và mang lại cho trẻ sự hào hứng và phấn khích khi chơi. Vì vậy cha mẹ cũng không nên quá nề nếp hay quá khắt khe trong việc bé lôi đồ chơi ra và quăng khắp nhà nha!
3. Hay mất tập trung
Trẻ thường mất tập trung và khi làm việc gì với con thì mẹ cũng thấy rất mất thời gian như là đi ngủ, đi tắm, ăn cơm hay thay quần áo và thậm chí khi đi thôi bé cũng ngó nghiêng chỗ này, chỗ kia và đi rất chậm chạp. Các mẹ hãy bình tĩnh, hãy để dành thời gian cho quan học hỏi, quan sát và ghi nhớ tất cả những gì con đang làm là đang tích lũy hiểu biết và kĩ năng cho con.
4 Cái gì cũng nói “Không”
Giai đoạn này bé bắt đầu ngang bướng và khó bảo hơn như là: không thích đánh răng, thay quần áo thì khóc và thậm chí là không hào hứng khi được đi chơi,… bé thích làm theo ý mình và có thể nói “không” với nhiều yêu cầu của bố mẹ. Đây là cách bé nhận thức được sự độc lập và thể hiện rằng mình đã lớn. Vì vậy mẹ cha đừng áp đặt mà hãy tìm hiểu tâm lí của trẻ để hướng con tới cách cư xử đúng hơn.
5. Ăn vạ
Nếu như giai đoạn trước, trẻ sẽ làm theo những yêu cầu của bố mẹ hay đồng ý chơi bất kì món đồ chơi nào khi được đưa cho thì lúc này trẻ đã có quan điểm và sở thích riêng của mình. Trẻ sẽ dễ nổi cáu khi không được đáp ứng mong muốn. Đây là một dấu hiệu cho thấy sự phát triển phóng phú về mặt cảm xúc của trẻ, đánh dấu sự phát triển bình thường của bé.
6. Không chịu ngồi yên
Bé hiếu động và chạy nhảy rồi leo trèo khắp nơi trong phòng không thấy mệt mỏi, làm bạn lúc nào cũng phải canh cánh đi theo, quan sát và chú tâm đến mệt. Đó là điều bình thường đối với trẻ trong độ tuổi 1-3 này. Để đảm bảo an toàn cho bé, hãy dành cho trẻ 1 không gian để vui chơi, dọn gọn các vật có thể gây nguy hiểm cho bé. Mẹ đừng lo lắng quá, khi mệt bé sẽ tự biết dừng lại để nghỉ ngơi. Nếu cha mẹ có thời gian thì nên cho bé ra ngoài chơi sẽ tốt hơn cho sự phát triển của trẻ.
7. Luôn miệng hỏi “Tại sao?”
Trong giai đoạn này trẻ có nhu cầu tìm hiểu rất lớn nên bé thường sẽ hay hỏi cha mẹ “Tại sao?” đôi lúc làm mẹ phát cáu hay trả lời bé qua loa hay lờ đi những câu hỏi đó. Trẻ càng hỏi nhiều thì càng thông mình nên mẹ hãy tận dụng cơ hội này để kích thích sự phát triển não bộ của trẻ, đừng lờ đi câu hỏi của trẻ và hãy cho con một câu trả lời dễ hiểu và làm con hài lòng nhất.
8. Bám suốt lấy bố mẹ
Đây là điều hoàn toàn bình thường ở trẻ, vì bé nào cũng đều có 1 giai đoạn như thế. Vì vậy bố mẹ hãy ở bên cạnh bé và động viên để cho trẻ cảm giác an toàn và tự tin làm điều mình muốn.
9. Đòi đọc đi lại một cuốn truyện
Dù cho bạn có mua cho bé hàng chục cuốn truyện hay với màu sắc rực rỡ, hình ảnh ngộ nghĩnh nhưng bé lại chỉ thích một cuốn truyện và bắt bố mẹ đọc đi đọc lại làm bố mẹ thấy nhàm chán khi đọc nhưng với trẻ thì chúng lại rất thích thú vì chúng đã biết được các tình tiết tiếp theo của câu chuyện. Điều này sẽ giúp trẻ ghi nhớ được vốn từ, từ đó phát triển ngôn ngữ tốt hơn.
10. Phá bỏ hết các quy tắc
Những uy tắc và quy định trước đây bố mẹ đặt ra thì tới tuổi này bé có thể phá bỏ hết, nên mẹ đừng vội mắng bé hư và phạt bé. Hãy đưa ra những nguyên tắc mới để phù hợp với độ tuổi và tâm lí của con hơn và hãy nhắc nhở bé thực hiện.
Nguồn: Tổng hợp
Ba mẹ hãy chọn cho con trẻ những đồ chơi tốt nhất để bé vừa chơi vừa phát triển
Bộ tháp xếp khối hình học - Đồ chơi phát triển nhận thức và tư duy
- Bộ đồ chơi gồm:
- Hình tam giác (04)
- hình tròn (04)
- Hình chữ nhật (04)
- Hình vuông (04)
- Chân đế (01)
- Chất liệu: Gỗ tự nhiên(Gỗ Thông, Tần bì, Xoan đào)
- Đồ chơi tư duy
Có 4 khối hình tròn, hình chữ nhật, hình tam giác và hình vuông. Các dạng hình học đơn giản có thể mở ra nhận thức toán học sớm hơn, tưởng tượng ra những hình dạng tương tự trong cuộc sống và kế hợp toán học với cuộc sống
Bộ xếp hình con thú - Đồ chơi gỗ mô phỏng và phát triển tư duy
- Bộ sản phẩm gồm:
- Voi (01)
- Hươu cao cổ (01)
- Nhím (01)
- Vẹt (01)
- Mèo (01)
- Tê giác (01)
- Cá sấu (01)
- Cầy vòi hương (01)
- Hà mã (01)
- Hộp xếp(01)
- Chất liệu: Gỗ tự nhiên(Gỗ Thông, Tần bì, Xoan đào)
- Đồ chơi mô phỏng
Thông qua việc quan sát và chơi, hãy để trẻ tưởng tượng và sang tạo, nâng cao hiểu biết về động vật trong tự nhiên và tạo ra thiên đường động vật của riêng mình, đồ chơi giáo dục bằng gỗ khiến trẻ chơi luôn luôn hứng khởi và khám phá
Bộ 3 con thú có bánh xe - Đồ chơi gỗ giải trí cho bé rèn luyện khả năng cầm nắm
- Bộ sản phẩm gồm:
- Voi bản đôn (01)
- Lợn con đua xe (01)
- Khủng long săn mòi (01)
- Chất liệu: Gỗ tự nhiên(Gỗ Thông, Tần Bì)
- Đồ chơi giải trí
Đội hình thú đua xe sẽ gia nhập thêm vào gia đình động vật có bánh xe đồ chơi gỗ của bé, phù hợp với trí tò mò của trẻ, rèn luyện khả năng nắm bắt và phân biệt của trẻ về các loài động vật khác nhau