Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng của bạn.
Ấn tượng về một người trong thời thơ ấu của họ luôn đặc biệt hơn so với các thời kỳ khác. Hầu hết các bậc cha mẹ vốn hiểu rõ điều này và đang bắt đầu quan tâm đến lĩnh vực này hơn vì giáo dục sớm là mài giũa, hun đúc quá trình phát triển toàn diện của trẻ nhỏ mà cuối cùng chính là nền tảng theo suốt cuộc đời của mỗi trẻ.
1. Hòa nhập xã hội
Giao tiếp với người khác ngoài các thành viên gia đình trong một môi trường an toàn là một yếu tố cơ bản cần thiết cho sự phát triển của bé ở những lĩnh vực khác
Là cha mẹ, bằng trực giác chúng ta hiểu rằng để trẻ cùng chơi với các bạn khác và hỗ trợ quá trình chuyển đổi từ chơi một mình sang chơi cùng bạn là rất quan trọng.
Điều này được thực hiện càng sớm càng tốt vì nó giúp con vượt qua sự nhút nhát và có được sự tự tin. Nếu bạn hạn trì hoãn quá trình này, thì thật ra bạn đang cản trở sự phát triển xã hội của con mình đó.
2. Khái niệm về sự hợp tác
Đó chính là học làm thế nào để chia sẻ, hợp tác, thay phiên nhau và kiên trì trong một môi trường học tập an toàn, được hướng dẫn bởi các chuyên gia được lòng các thiên thần nhỏ.
Điều này đặc biệt quan trọng đối với con đầu của bạn vì trẻ có thể sẽ không biết chia sẻ với anh chị em của mình ở nhà. Do đó, dù không dễ chút nào nhưng dạy trẻ sớm về khái niệm hợp tác là rất quan trọng.
3. Khuyến khích sự phát triển toàn diện
Giáo dục sớm giúp xây dựng một nền tảng vững chắc cho sự phát triển cảm xúc xã hội, thể chất và tinh thần suốt đời của trẻ.
Thiên chức của giáo viên trong lĩnh vực này là xác định những lĩnh vực cần hỗ trợ phát triển để xây dựng các chương trình và các hoạt động phù hợp.
Bạn bè của trẻ cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong vấn đề này bởi vì trẻ nhỏ vẫn có thể giúp đỡ, hợp tác và cùng nhau phát triển toàn diện.
4. Sự ham học bền bỉ cả đời
Bài học nào cũng cần được chuyển tải một cách vui vẻ và thú vị mới có thể khuyến khích trẻ học hiệu quả. Chúng ta cần phải truyền cảm hứng cho khát vọng học tập với sự háo hức và nhiệt tình trong trẻ.
Niềm khát khao học hỏi, đọc sách, khám phá cần được khơi nguồn khi trẻ còn nhỏ.
5. Truyền đạt giá trị của giáo dục thông qua kinh nghiệm
Hãy nắm bắt được giá trị của việc học tập và giáo dục bằng cách làm gương và đem lai những kinh nghiệm thực tế.
Trong khi cha mẹ sẽ luôn luôn có ảnh hưởng quan trọng nhất trong những năm tháng đầu đời của trẻ thì việc cho trẻ làm quen với môi trường giáo dục sớm sẽ đem lại một cái nhìn mới về tầm quan trọng của giáo dục mà sẽ đồng hành cùng trẻ suốt quá trình học tập sau này. Nó cũng chứng minh rằng bạn đánh giá cao về giáo dục sớm
6. Sự tôn trọng
Truyền dạy các giá trị khi biết tôn trọng người khác không chỉ giới hạn giữa người và người hay đồ đạc mà còn có ý nghĩa là là sự tôn trọng đối với môi trường xung quanh trẻ và toàn cầu nữa.
Không có nơi nào tốt hơn để học hỏi đức tính này như trong một môi trường giáo dục sớm, nơi mà tất cả mọi thứ được chia sẻ và sự lễ độ cũng như cách cư xử đều được truyền dạy và học hỏi tự nhiên.
7. Làm việc theo nhóm
Biết cách thể hiện và thấm nhuần tầm quan trọng của làm việc theo nhóm sẽ dẫn tới sự tôn trọng ý kiến của người khác, lắng nghe, hợp tác và bình đẳng.
Nhiều hoạt động ở trường tập trung vào làm việc theo nhóm vì một người biết làm thế nào để làm việc trong nhóm khi còn nhỏ cuối cùng sẽ hòa nhập xã hội tốt và dễ dàng tìm việc hơn.
8. Tính kiên trì
Điều quan trọng là giáo viên và ba mẹ cùng nhau hợp tác để phát triển tính kiên trì ở trẻ càng sớm càng tốt. Bằng cách tạo ra một môi trường xã hội ổn định, an toàn và công bằng, với kỳ vọng rõ ràng và hệ quả có thể dự đoán, trẻ em có thể phát triển kỹ năng kiểm soát bản thân và cảm xúc của mình.
Trách nhiệm của giáo viên là đem lại một môi trường đầy thách thức mà trẻ em có thể học thông qua kinh nghiệm bản thân. Trẻ có thể gặp va chạm, bị bầm tím hoặc thua cuộc nhiều lần, nhưng điều này chính là nền tảng cho việc xây dựng chiến lược đối phó với những thách thức lớn hơn trong cuộc sống sau này.
9. Sự tập trung
Trong những năm đầu đời, trẻ tận dụng mọi cơ hội để khám phá những trải nghiệm mới, bạn bè mới và môi trường mới. Ở giai đoạn này, tâm trí của trẻ rất sống động và giàu trí tưởng tượng.
Là giáo viên, chúng tôi cần phải cân bằng niềm say mê này với khả năng lắng nghe,làm theo hướng dẫn, thực hiện các nhiệm vụ và tham gia vào các hoạt động nhóm để phát triển một kỹ năng sống quan trọng là sự tập trung
10. Phát triển sự kiên nhẫn
Là người lớn chúng ta gặp phải những tình huống thử thách sự kiên nhẫn mỗi ngày. Trẻ em cũng cần có cơ hội thật nhiều để trải nghiệm xã hội, nơi trẻ có thể tìm hiểu và thực hành các kỹ năng xã hội giúp xây dựng sự kiên nhẫn.
Bằng cách dạy thông qua các ví dụ, làm mẫu và những trải nghiệm xã hội, trẻ em có thể phát triển sự kiên nhẫn của mình và học cách chờ đợi đến lượt mình như là chia sẻ sự chú ý của giáo viên, một món đồ chơi, sân chơi hoặc xếp hàng đợi đến lượt trong khi chơi.
11. Phát triển sự tự tin và lòng tự trọng
Điều này là rất là quan trọng. Một cảm giác mạnh mẽ về sự hạnh phúc sẽ đem lại cho trẻ sự tự tin, lạc quan và lòng tự trọng cho phép trẻ khám phá tài năng, kỹ năng và sở thích của mình.
Sự tương tác tích cực với các bạn và giáo viên sẽ thúc đẩy một cái nhìn tích cực, lành mạnh và an toàn về bản thân cho phép trẻ tự tin tiếp cận các tình huống và khả năng giải quyết các vấn đề suốt đời.
12. Tiếp xúc với sự đa dạng
Coi trọng sự khác biệt và đa dạng là rất quan trọng với sự phát triển ban đầu của trẻ. Giáo dục sớm là để hướng dẫn trẻ biết trân trọng và chấp nhận sự khác biệt cũng như trở thành công dân tốt đóng góp xây dựng xã hội.
Điều quan trọng là trẻ hiểu rằng mỗi cá nhân là duy nhất và đặc biệt theo cách riêng của họ với văn hóa, tín ngưỡng và dân tộc của họ.
Ba mẹ thường thấy rằng, trẻ em dành hầu hết thời gian để vui chơi. Thật sự, lợi ích từ hoạt động vui chơi mang lại còn hơn cả vui và chơi nữa. Vì khi vui chơi, trẻ em học hỏi được rất nhiều điều. Và quan trọng nhất, trong lúc chơi trẻ hiểu được cách để học hỏi những điều mới.
Trong khi ba mẹ dễ dàng nhìn thấy những lợi ích giáo dục cơ bản của giáo dục sớm (như chữ và số), sự tiến bộ trẻ đạt được để phát triển toàn diện về cả thể chất, nhận thức và cảm xúc xã hội là thực sự vô giá và cần nhiều thời gian để đầu tư hơn nữa. Xin đừng để con bạn bỏ lỡ giai đoạn phát triển có một không hai này.
Theo huffingtonpost
Một số đồ chơi ba mẹ giáo dục sớm tham khảo:
Rubik toán học bằng gỗ cho trẻ - Đồ chơi giáo dục kiến thức toán học
- Bộ sản phẩm gồm:
- Rubik toán học
- Chất liệu: Gỗ tự nhiên(Gỗ Thông)
- Đồ chơi giáo dục
- Độ tuổi: trên 3 tuổi
- Xoay các khối tròn để tạo ra phép tính và phép so sánh
Mỗi lần chơi là một sự nâng cao về khả năng tính toán logic, trau dồi tư duy toán học và khả năng logic cho trẻ từ 2 tuổi đến 10 tuổi, xoay các khối vòng chữ số, phép tính, phép so sánh để tạo bài tập, câu đố cho trẻ
Bộ lắp ghép hình học bằng gỗ giúp bé tư duy, kích thích não bộ phát triển - Đồ chơi trí tuệ
Nội dung cuối
khối hình học bằng gỗ
Cầu vồng xoay Montessori - Đồ chơi gỗ phát triển nhận thức
- Bộ sản phẩm gồm:
- cầu vồng xoay
- Chất liệu: Gỗ tự nhiên(Gỗ Thông)
- Đồ chơi giáo dục
- Độ tuổi: trên 6 tháng
- Bên trong có 2 viên bi tạo tiếng kêu mỗi khi xoay
- Hộp lục giác tròn 5 màu gắn trên trục xoay
Bé sẽ vô cùng thích thú muốn khám phá đồ chơi này, cầu vồng xoay 5 màu gồm: Màu xanh dương, đỏ, vàng, xanh lá cây, màu tự nhiên 🎱 bên trong có 2 viên bi mỗi khi xoay sẽ tạo ra âm thanh giúp bé rèn luyện thính giác và nhận biết màu sắc