Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng của bạn.
Tất nhiên trong 9 tháng mang bầu, tôi đã cố gắng đọc và tìm hiểu tất cả những thông tin tôi cho là cần thiết để chăm sóc con, nhưng đến khi bế được bé trên tay, có thể vì quá vui mừng và hạnh phúc nên những gì tôi học được biến đi đâu hết. May thay mẹ chồng tôi đã giúp tôi vượt qua giai đoạn ấy và có thêm tự tin để chăm sóc con mình. Bà trước đây từng là điều dưỡng khoa sản nên toàn bộ những kiến thức về trẻ sơ sinh bà đều nắm rõ như lòng bàn tay và sẵn sàng truyền dạy cho con dâu. Nếu gia đình các mẹ mới có thêm một thành viên mới bé bỏng, hãy nằm lòng những kiến thức sau để có thể dành cho con mình những gì tốt nhất nhé
1. Thân nhiệt của bé
Có một sự thật nhiều mẹ không biết là thân nhiệt của phần lớn trẻ sơ sinh đều cao hơn người lớn. Nhiệt độ cơ bản của bé sẽ luôn dao động trong ngưỡng từ 36 độ 6 đến 37 độ 2. Để bé quen dần với nhiệt độ sau khi ra khỏi bụng mẹ, mẹ nên duy trì nhiệt độ phòng ở mức từ 24 đến 26 độ thôi, không nên để quá lạnh hay quá nóng. Nhưng khi bé tắm thì mẹ nên chỉnh nhiệt độ phòng lên mức 29 độ và để phòng kín gió để đảm bảo an toàn cho bé. Để chắc chắn, các mẹ hãy sắm một nhiệt kế phòng để ở nơi bé nằm để có thể điều chỉnh nhiệt phòng kịp thời và phù hợp. Giả sử bé có bị nóng, thì mẹ nên kiểm tra trước hết ở gáy, vì đây sẽ là nơi bé ra mồ hôi đầu tiên. Trẻ bị nóng rất nguy hiểm bởi nếu bé ra mồ hôi lưng quá nhiều sẽ khiến bé lạnh mà viêm phổi. Lúc ấy hậu quả thật khó lường. Tôi đã có một kinh nghiệm xương máu về vấn đề này, vì cho bé bú và trời lại đang chuyển sang hè, nên cứ khi nào bú là hai mẹ con nóng bừng cả người. Vì bé nhà tôi mới sinh nên tôi cẩn thận quấn bé rất kĩ để giữ ấm cho con. Hôm ấy bé mới sinh được 2 ngày, bà nội bé sang thăm đúng lúc tôi đang cho con bú, thấy tôi đổ mồ hôi mà bé lại bị quấn tã nhiều, bà mới “tá hỏa” và kiểm tra lưng bé. Tôi rụng rời khi thấy lưng bé ướt sũng và vội vàng lấy khăn xô cho lau cho con. Nếu hôm đó mà không phát hiện sớm, không biết bé nhà tôi sẽ thế nào. Từ đó về sau, tôi rút kinh nghiệm luôn để bé mặc quần áo thoáng mát và lót một cái khăn dưới lưng bé để tiện rút ra khi bé đổ nhiều mồ hôi.
Một lưu ý quan trọng không kém là mẹ nên đo nhiệt độ cho bé mỗi ngày để kiểm tra liệu bé có bất kì vấn đề gì bất thường hay không. Cách chính xác nhất để kiểm tra nhiệt độ của bé là mẹ phải đo nhiệt kế qua đường hậu môn chứ không nên kiểm tra bằng cảm tính. Khi mới được chỉ cách đo nhiệt độ kiểu này, tôi đã hoảng hồn lo sợ nhỡ mình làm tổn thương bé thì sao? Lúc ấy, mẹ chồng tôi đã truyền cho một mẹo nhỏ, đó là mua nhiệt kế điện tử cho nhiệt độ chỉ trong 30 giây, sau đó bôi một ít dầu em bé (hay thường gọi là baby oil) vào đầu nhiệt kế, như vậy sẽ giúp mẹ thao tác dễ dàng hơn.
2. Cân nặng của bé
Cân nặng trung bình của các em bé sơ sinh khỏe mạnh sẽ nằm trong khoảng từ 2,7kg đến 3,2 kg. Chắc hẳn rất nhiều mẹ sẽ ngạc nhiên với thông tin này, bởi từ trước đến nay, quan niệm của các mẹ, các bà thường là trẻ càng to càng tốt. Nhưng điều này hoàn toàn sai lầm, bởi nếu cân trẻ quá lớn khi mới sinh thì có thể sẽ dẫn đến các vấn đề không tốt sau này. Tôi có quen một chị bạn, chị sinh trước tôi 2 tháng, bé nhà chị khi sinh được hơn 4 cân, lúc ấy tôi đã rất hâm mộ bởi bé nhà tôi siêu âm chỉ được hơn 2 cân. Nhưng lạ thay, sau khi sinh được 3 tháng, bé hầu như không tăng cân và đi khám mới biết bé bị suy dinh dưỡng nhẹ. Vậy là tôi đã rút ra được kinh nghiệm cho mình, rằng không nên quá quan trọng cân nặng của con khi mới sinh mà quan trọng là các mẹ chăm sóc bé sau đó như thế nào.
Một kiến thức thú vị các mẹ có thể chưa biết, đó là cân nặng của bé sẽ giảm đi khoảng 10% trong vòng một tuần đầu sau sinh do bé bị mất nước khi ra môi trường bên ngoài. Mẹ cũng đừng lo lắng nhiều vì số cân này vì sau thời gian đó cân nặng của bé sẽ tăng lên nhanh chóng. Cụ thể là mỗi tuần bé sẽ tăng được khoảng từ 100 đến 120gr, và trong tháng đầu tiên cân nặng của bé sẽ tăng thêm từ 500 đến 850gr. Mẹ cũng có thể dễ dàng phát hiện ra khi thấy da bé hồng, căng và sáng hơn lên.
3. Các vấn đề liên quan đến da bé
Da của trẻ sơ sinh chỉ mỏng bằng 1/5 da người lớn, nên các mẹ hãy lưu ý khi chăm sóc con bởi bé sẽ rất dễ bị khô hay viêm da trong môi trường không phù hợp. Nếu thời tiết quá hanh khô, mẹ có thể giúp bé dưỡng ẩm bằng cách thoa kem dưỡng da dành cho trẻ sơ sinh cho bé mỗi khi tắm xong. Nếu chẳng may bé bị viêm da (da nổi những nốt nhỏ đỏ, đầu chấm trắng, có đầu nước), mẹ hãy chịu khó tắm cho bé bằng sữa tắm dành riêng cho các bé bị viêm da hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ ngay nhé.
Nhắc đến da bé, các mẹ không thể không lưu ý đến một hiện tượng xảy ra với hầu hết trẻ sơ sinh, đó là hiện tượng vàng da. Các mẹ nên trang bị cho mình những kiến thức nhất định để có thể phân biệt được hai loại vàng da cơ bản là vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý. Thông thường hiện tượng vàng da sinh lý sẽ bắt đầu xuất hiện từ ngày thứ 3 sau sinh và mất đi trong vòng 1 tuần. Khi kiểm tra dưới ánh nắng mặt trời, mẹ sẽ thấy da bé vàng đi bắt đầu từ trên mặt và cổ và chỉ có màu vàng hơi nhạt. Còn nếu là vàng da bệnh lý, mẹ sẽ phải để ý nếu da bé vàng thẫm hơn, vùng da vàng kéo dài đến rốn hoặc qua rốn, bé ngủ li bì, ít ăn và hoạt động. Nếu trường hợp này xảy ra, mẹ phải lập tức đưa bé đi viện để có hướng điều trị kịp thời cho con.
4. Vệ sinh cuống rốn
Đây có thể nói là vấn đề các mẹ sợ nhất bởi nếu không biết cách vệ sinh phù hợp sẽ vô tình khiến con bị nhiễm trùng. Từ trước tới nay, các mẹ luôn quan niệm trẻ sơ sinh là phải được băng rốn kĩ càng để khỏi bị vi khuẩn hay các tác động bên ngoài xâm nhập vào, nhưng khi tôi sinh bé, mẹ chồng tôi lại hướng dẫn tôi theo cách hoàn toàn trái ngược. Bé nhà tôi không hề được băng rốn. Tôi để cho rốn của bé luôn khô thoáng và vệ sinh sạch sẽ bằng cồn 70 độ. Các mẹ nên mua loại cồn tẩm vào miếng gạc nhỏ bán ở các hiệu thuốc để đảm bảo sạch sẽ và tiện dụng. Kết quả là bé nhà tôi rụng rốn sau chưa đầy 1 tuần và không gặp bất kì vấn đề gì.
5. Chế độ ăn của bé
Mẹ có thể không biết rằng, dạ dày của bé chỉ có dung tích 5ml trong ngày đầu sau sinh, vì vậy bé cũng chỉ cần lượng sữa tương ứng trong ngày này.Tất nhiên nhu cầu của bé sẽ tang dần lên trong những ngày sau đó. Nếu các mẹ có ý định cho bé bú, đừng nên lo lắng vì sữa mình không “tràn trề” như mong đợi mà hãy kiên nhẫn để trẻ ti mẹ. Lượng sữa mẹ sẽ tiết ra vừa đủ với nhu cầu của bé. Trong trường hợp mẹ không biết có đủ sữa cho con không, hãy chuẩn bị một hộp sữa công thức nhỏ đề để phòng mọi tình huống có thể xảy ra.
Theo: eva
Sữa bột cho bé Pedia Sure Grow & Gain vị vani 400g (trên 12 tháng)
- Tên sản phẩm: Pedia Sure Grow & Gain vị vani 400g
- Thương hiệu: Abbott
- Sản xuất tại: USA(Mỹ)
- Trọng lượng: 400gr
- Hương vị: Vị vani
- Độ tuổi sử dụng: Từ 12 tháng tuổi
Sữa PediaSure Grow and Gain 400g được nghiên cứu nhằm bổ sung các dưỡng chất giúp bé phát triển khỏe mạnh và hỗ trợ bé tăng trưởng chiều cao. Sữa công thức đặc biệt dành cho bé biếng ăn, suy dinh dưỡng, còi xương, chậm lớn hay trẻ có sức đề kháng yếu, dễ ốm vặt, bé có hệ tiêu hóa kém...
Sữa Enfamil Enspire Optimum Infant Formula (enspire xanh) Cho Bé 0 - 12 Tháng (850g)
- Tên sản phẩm: Enfamil Enspire Infant Formula(Enspire xanh)
- Thương hiệu: Enfamil
- Xuất xứ: Hoa Kỳ
- Sản xuất tại: Mead Johnson & Company LLC Địa chỉ: 2400 West Lloyd Expressway, Evansville, IN 47721 USA
- Trọng lượng: 850g
- Độ tuổi sử dụng: 0 - 12 tháng tuổi
goalbaby.vn Sữa Enfamil Enspire cho bé 0 - 12 tháng hộp 850g, sản phẩm của Mead Johnson được nhập khẩu từ Mỹ. Sữa Enfamil Enspire là dòng sữa đầu tiên có sự kết hợp hoàn hảo giữa 2 thành phần MFGM và Lactoferrin. Vì vậy, sữa được coi là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhất dành cho bé.
Sữa Similac cho bé từ 0-12 tháng 873g (Similac 360 Total Care 5 HMO Prebiotics)
- Tên sản phẩm: Sữa Similac 360 Total Care 5 HMO Prebiotics
- Thương hiệu: Abbott
- Xuất xứ: USA(Mỹ)
- Sản xuất tại: Abbott Co., Ltd
- Trọng lượng: 874g
- Độ tuổi sử dụng: 0 - 12 tháng tuổi
Similac 360 Total Care là sữa công thức mới nhất cho trẻ sơ sinh của chúng tôi, chứa 5 HMO, một hỗn hợp prebiotic trước đây chỉ có trong sữa mẹ. HMO là prebiotic nuôi dưỡng miễn dịch có cấu trúc giống hệt với các prebiotic trong sữa mẹ.