Các bệnh thường gặp ở trẻ mùa đông lạnh và cách phòng tránh

25/12/2023 81

Sức đề kháng yếu là lý do khiến trẻ dễ bị các loại virus, vi khuẩn gây bệnh tấn công vào mùa đông. Cha mẹ cần đặc biệt lưu ý và theo dõi sức khỏe cho các bé để sớm phát hiện dấu hiệu bệnh lý, điều trị và tránh biến chứng nặng.

Một số bệnh thường gặp ở trẻ vào mùa đông có thể kể đến như chân tay miệng, cảm lạnh, cúm,...

1. Bệnh chân tay miệng

Bệnh chân tay miệng ở trẻ em rất phổ biến và dễ lây lan, gây ra do virus cấp tính Coxsackievirus và Enterovirus. Bệnh chân tay miệng trẻ em có thể dễ dàng lây truyền qua nhiều con đường khác nhau đặc biệt là đường tiêu hóa hoặc khi tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết như phân, nước bọt, bọng nước, dịch mũi họng,...Những dấu hiệu đặc trưng của bệnh tay chân miệng ở trẻ bao gồm:

  • Nổi bọng nước trên da
  • Loét niêm mạc miệng
  • Tiến triển nặng: khó thở, nôn trớ và co giật.

Nếu bệnh không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm não, viêm cơ tim,... thậm chí có thể dẫn tới tử vong. Những phương pháp điều trị tay chân miện hiện này giúp làm giảm thiểu nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm ở trẻ. Do vậy, khi có dấu hiệu tay chân miệng ở trẻ, cha mẹ cần đưa ngay tới cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. Hiện nay chưa có vaccin phòng ngừa tay chân miệng, biện pháp phòng bệnh hiệu quả là hạn chế tiếp xúc với người bệnh và rửa tay bằng xà phòng đúng cách.

2.Cảm lạnh

Cảm lạnh có thể lây lan từ trẻ này sang trẻ khác với tốc độ rất nhanh. Nguyên nhân của bệnh là do siêu vi trùng xâm nhập vào mũi và họng của trẻ. Cảm lạnh tuy không gây nguy hiểm cấp tính nhưng sẽ gây cho trẻ cảm giác mệt mỏi, khó chịu. Bệnh có thể tự khỏi sau 5 – 7 ngày.
Theo khuyến cáo của các bác sĩ, trong thời gian trẻ bị cảm lạnh, các bậc phụ huynh không nên tự ý cho trẻ dùng kháng sinh mà không theo chỉ định của bác sĩ. Trường hợp trẻ có những biểu hiện bất thường cần đưa ngay trẻ đến các cơ sở y tế để khám và xin tư vấn bởi bác sĩ.

3. Đau mắt đỏ

Bệnh đau mắt đỏ, còn được gọi là là bệnh viêm kết mạc được gây ra bởi một số siêu vi tác động lên lớp màng của nhãn cầu gây viêm, sung huyết. Bệnh thường bùng phát vào mùa Hè đến cuối Thu.
Phần lớn trẻ bị đau mắt đỏ sẽ có các triệu chứng sau:

  • Đầu tiên, trẻ bị đau mắt. Sau khi nhiễm virus gây bệnh, mắt trẻ có biểu hiệu xung huyết, làm mắt đỏ.
  • Thứ hai, trẻ cảm thấy ngứa, cộm mắt. Điều này khiến trẻ có xu hướng dụi mắt nhiều hơn, mắt ngày càng đỏ hơn.
  • Trẻ bị đau mắt đỏ sẽ có nhiều ghèn mắt (rỉ mắt) khi mới ngủ dậy.
  • Đôi khi, ở một số trẻ có biểu hiện sốt nhẹ hoặc đau họng…

Bệnh có thể lây lan ngay trước khi có biểu hiện ra bên ngoài. Trong khoảng thời gian mắc bệnh đau mắt đỏ, thậm chí 3 ngày sau khi đã khỏi bệnh, đau mắt đỏ vẫn có thể lây lan cho người khác.
Bệnh đau mắt đỏ có thể xảy ra ở bất kỳ đứa trẻ nào. Nguy cơ lây nhiễm bệnh đau mắt đỏ sẽ cao hơn nếu trẻ có các yếu tố dưới đây:

  • Trẻ tiếp xúc với người nhiễm bệnh đau mắt đỏ.
  • Trẻ có hệ miễn dịch suy giảm.
  • Trẻ có thói quen vệ sinh mắt không đúng cách, thường xuyên đưa tay lên mắt.
  • Trẻ sống trong vùng dịch.

4. Bệnh đường hô hấp
  • Hen suyễn

Hen suyễn là bệnh lý ở phổi có nguy cơ tiến triển nặng nếu bố mẹ chủ quan, không điều trị cho trẻ từ sớm. Trẻ bị hen suyễn sẽ gặp các triệu chứng gồm ho, tức ngực, nặng ngực, thở gấp, thở khò khè, thở rít hoặc khó thở… Khi hít phải bụi, phấn hoa hoặc các chất gây dị ứng… trẻ có thể lên cơn hen suyễn.

Trẻ em bị hen suyễn có nhiều nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản và viêm phổi. Theo Hiệp hội Phổi Hoa Kỳ, hen suyễn đứng thứ 3 trong số những nguyên nhân khiến trẻ dưới 15 tuổi phải nhập viện điều trị. Do đó, bố mẹ cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác, điều trị đúng cách ngay khi có những dấu hiệu như ho nhiều, hụt hơi, thở rít, thở khò khè hoặc bị viêm phế quản.
Trẻ bị hen suyễn có nguy cơ mắc viêm phế quản, viêm phổi nếu không được điều trị từ sớm

  • Viêm xoang

Viêm xoang còn được gọi là nhiễm trùng xoang, là bệnh lý hô hấp thường gặp ở trẻ, xảy ra khi các mô nằm bên trong xoang bị sưng hoặc viêm gây tích tụ dịch trong túi khí sau mắt và mũi, dẫn đến nhiễm trùng. Bệnh lý này thường đi kèm với bệnh cúm, nhiễm trùng đường hô hấp trên hoặc do dị ứng.

Trẻ bị viêm xoang có thể gặp các triệu chứng như đau, tức ở vùng mặt, đặc biệt là sau mắt và mũi; cảm thấy khó thở, hụt hơi; ho, sổ mũi, có dịch chảy ở mũi sau gây đau họng, hôi miệng và cảm giác buồn nôn… Các triệu chứng này ở trẻ kéo dài hơn ở người lớn. Bố mẹ có thể dùng bình rửa mũi để rửa xoang, kết hợp mua thuốc không kê đơn nhằm giảm viêm và các triệu chứng cho trẻ. Tuy nhiên, nếu bé bị viêm xoang kéo dài, cần phẫu thuật để làm sạch các khu vực bị tắc nghẽn. Do đó, bố mẹ cần thăm khám cho trẻ và lắng nghe tư vấn của bác sĩ để có hướng điều trị tốt nhất.

 

  • Viêm phế quản

Viêm phế quản là hiện tượng viêm các ống thở lớn trong phổi, thường do virus gây ra, phát triển sau khi trẻ bị cúm hoặc nhiễm trùng đường hô hấp trên. Triệu chứng thường gặp của viêm phế quản là trẻ ho liên tục trong khoảng 3 – 4 tuần mặc dù cơ thể không còn virus gây bệnh. Ngoài ra, trẻ còn có thể gặp các triệu chứng khác như đau tức ngực, sổ mũi, sốt, ớn lạnh, mệt mỏi, đau họng, thở khò khè…

  • Viêm thanh khí phế quản

Viêm thanh khí phế quản (Croup) là bệnh lý phổ biến ở trẻ em, nhất là ở độ tuổi từ 3 tháng đến 5 tuổi. Bệnh do virus gây ra, gây sưng thanh quản và khí quản khiến không khí không thể vào phổi trơn tru, dẫn đến tạo ra tiếng rít khi trẻ hít thở sâu. Giọng của trẻ mắc bệnh này sẽ khàn hơn bình thường.

  • viêm thanh khí phế quản

Trẻ em mắc bệnh viêm thanh khí phế quản sẽ có giọng nói khàn hơn trẻ bình thường
Viêm thanh khí phế quản do virus gây ra nên bố mẹ có thể điều trị bằng cách: để bé nghỉ ngơi, truyền dịch, dùng các loại thuốc chống viêm không kê đơn, thuốc giảm đau như acetaminophen, ibuprofen. Bên cạnh đó, bố mẹ cần chú ý giữ sạch không khí trong nhà giúp trẻ dễ thở hơn, đặc biệt là ban đêm. Trong những trường hợp triệu chứng nặng hơn, bố mẹ cần đưa trẻ đến thăm khám để được tư vấn và hướng dẫn điều trị từ bác sĩ.

 

  • Viêm họng do liên cầu khuẩn

Viêm họng do liên cầu khuẩn là bệnh lý hô hấp khá phổ biến ở trẻ em. Thống kê cho thấy, cứ 10 trẻ bị đau họng sẽ có 3 trẻ bị viêm họng do liên cầu khuẩn, trong khi tỷ lệ này ở người lớn chỉ chiếm khoảng 1/10.

Viêm họng do liên cầu khuẩn cần được can thiệp điều trị càng sớm càng tốt bởi bệnh có thể dẫn đến các biến chứng nặng nề như sốt thấp khớp – bệnh lý gây ảnh hưởng đến tim, hệ thần kinh, khớp và da; bệnh thấp tim; bệnh thận. Do đó, bố mẹ cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và hướng dẫn điều trị phù hợp.

  • Viêm phổi

Viêm phổi là tình trạng nhiễm trùng bên trong phổi, xảy ra do virus hoặc vi khuẩn như phế cầu khuẩn mắc kẹt trong cơ quan này, sinh sôi nảy nở tạo thành ổ nhiễm trùng. Bệnh có thể xuất hiện khi trẻ đang trong một đợt cảm cúm hoặc ho. Lúc này, dịch nhầy tiết ra trong phổi sẽ trở thành một nguồn dinh dưỡng béo bở. Sau vài ngày, virus và vi khuẩn sẽ nhanh chóng sinh sôi nảy nở, tạo nên túi phế nang chứa mủ và chất nhầy bị nhiễm.

Viêm phổi là bệnh lý hô hấp nghiêm trọng, có thể gây tử vong cao cho trẻ nhỏ dưới 5 tuổi nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Do đó, ngay khi trẻ có các triệu chứng như ho từ vừa đến nặng, ho nặng tiếng, thở nhanh, thở gắng sức, đau tức ngực, nôn, buồn nôn, môi tím tái… bố mẹ hãy đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được can thiệp kịp thời.

  • Suy hô hấp cấp

Suy hô hấp cấp là tình trạng rối loạn chức năng hô hấp, không đảm bảo các chức năng trao đổi khí dẫn đến thiếu O2 máu, có thể kèm theo tăng CO2 trong máu. Nguyên nhân có thể xuất phát từ các bệnh lý đường thở, có tổn thương ở phổi hoặc bệnh lý ở não, thần kinh và cơ, đặc biệt bệnh dễ gặp ở trẻ sinh non. 

Trẻ bị suy hô hấp cấp có những triệu chứng như khó thở, có tiếng thở rên, thở khò khè, thở chậm hoặc có lúc ngưng thở; nhịp tim nhanh; huyết áp tăng ở giai đoạn đầu rồi giảm dần; ngưng tim…

5. Tiêu chảy

Tiêu chảy là tình trạng đi ngoài ra phân lỏng, có nước xảy ra nhiều lần trong ngày. Khi tình trạng tiêu chảy trở nên nghiêm trọng, trong phân sẽ kèm theo chất nhầy, thực phẩm không tiêu hóa hết, thậm chí là đi tiêu ra máu, bị sốt, sụt cân.

Nguyên nhân gây nên bệnh tiêu chảy có thể kể đến như:

  • Ngộ độc thực phẩm.
  • Vệ sinh kém.
  • Mất cân bằng vi sinh đường ruột.

Dấu hiệu bé mắc bệnh tiêu chảy:
Khi trẻ bị tiêu chảy, những biểu hiện thường thấy đầu tiên là những cơn đau bụng quặn thắt, sau đó đi ngoài phân lỏng nhiều lần. Số lần đi phân lỏng trong ngày tuỳ vào độ tuổi của trẻ và diễn tiến nặng của bệnh. Ngoài ra, trẻ còn gặp phải một số triệu chứng khác như:

  • Sốt, đau bụng.
  • Mất cảm giác ngon miệng, biếng ăn.
  • Buồn nôn, nôn nhiều lần.
  • Đau quặn bụng.
  • Quấy khóc nhiều.
  • Mất nước.
  • Sụt cân, suy dinh dưỡng.
6. Sốt xuất huyết

Dengue, là một bệnh nhiễm vi rút gây suy nhược. Vi rút Dengue gây ra và lây lan qua vết đốt của muỗi Aedes bị nhiễm bệnh. Về cơ bản, nó gây ra một bệnh giống như cúm với các triệu chứng từ nhẹ đến trung bình, nhưng đôi khi nó thậm chí có thể dẫn đến sốt xuất huyết Dengue nặng gây tử vong và sốc sốt xuất huyết.

Dấu hiệu nhận biết triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em
Nhận biết sớm các triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em sẽ giúp điều trị nhanh chóng trước khi quá muộn. Trẻ không thể nói cho cha mẹ biết liệu nó có bị bệnh hay không và các triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết có thể nhanh chóng trở nên trầm trọng. Vì vậy, cha mẹ phải cảnh giác và đề phòng các triệu chứng nếu chứng kiến ​​điều gì bất thường ở trẻ.

Nếu trẻ bị sốt cao hoặc thậm chí thân nhiệt thấp (dưới 36°C) với bất kỳ triệu chứng nào sau đây:

  • Viêm da (phát ban)
  • Buồn nôn hoặc nôn (ít nhất 3 lần một ngày)
  • Chảy máu nướu răng bất thường, chảy máu mũi nhẹ

Khi đó, cha mẹ phải ngay lập tức tham khảo ý kiến ​​của các chuyên gia y tế. Thậm chí có thể cho trẻ tắm nước mát bằng bọt biển để kiểm soát cơn sốt.

Dưới đây là các triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em nhỏ đặc biệt là trẻ sơ sinh giúp cha mẹ dễ nhận biết:

Buồn ngủ, thiếu năng lượng hoặc cáu kỉnh

Trẻ em có một hệ thống miễn dịch đang phát triển có thể làm tăng tác động tiêu cực của bệnh sốt xuất huyết đối với cơ thể của chúng. Sốt có thể làm tiêu hao năng lượng của trẻ, dẫn đến thiếu năng lượng, buồn ngủ hoặc thậm chí cáu kỉnh.

Để ý các dấu hiệu mất nước

Cha mẹ phải ngay lập tức tìm kiếm trợ giúp y tế nếu con có các dấu hiệu mất nước. Những dấu hiệu này có thể thay đổi từ mức độ mất nước trung bình đến nghiêm trọng, chẳng hạn như đi tiểu ít hơn, khô miệng, lưỡi, môi, vết lõm mềm trên đầu (ở trẻ sơ sinh) và ít hoặc không có nước mắt khi khóc. Để kiểm soát các triệu chứng này, có thể cho uống nhiều nước có bổ sung chất điện giải.

Làm thế nào để chẩn đoán bệnh sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh?
Thông thường, các triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em là nhẹ đến trung bình. Tuy nhiên, việc chẩn đoán muộn các triệu chứng có thể khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn và dẫn đến bệnh sốt xuất huyết nghiêm trọng được gọi là Sốt xuất huyết Dengue (SXHD) hoặc Hội chứng Sốc Dengue (DSS).

Chẩn đoán sốt xuất huyết ở trẻ em thông qua xét nghiệm máu. Xét nghiệm máu toàn diện giúp xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em. Bác sĩ thậm chí có thể hỏi về các triệu chứng và việc tiếp xúc với muỗi của trẻ.

Những dấu hiệu khi các triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em chuyển nặng
Khi các Triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em chuyển nặng, trẻ cần được nhận biết và can thiệp kịp thời.

Hiện nay, trong khi bệnh sốt xuất huyết, có thể biểu hiện nhiều triệu chứng trùng lặp với các bệnh nhiễm trùng như cúm hoặc COVID, nó cũng là một bệnh nhiễm trùng không nên được điều trị nhẹ và có thể biểu hiện các biến chứng nếu không được điều trị đúng cách. Với chủng DENV-2, được cho là khắc nghiệt hơn đối với những người đã chiến đấu với bệnh sốt xuất huyết trước đó và đã mắc bệnh từ trước, điều cần thiết là người đó phải cẩn thận và mọi triệu chứng xấu đi phải được nhận biết sớm nhất.

Như các chuyên gia cho biết, trong khi bệnh sốt xuất huyết lây lan khá phổ biến và hầu hết thường gây ra các triệu chứng ít đe dọa hơn, thì bệnh sốt xuất huyết nặng có thể tấn công những người có tình trạng nguy cơ cao. Ở những dạng gây chết người hơn, nhiễm trùng Dengue có thể chuyển thành sốt xuất huyết Dengue và hội chứng sốc Dengue, không chỉ ảnh hưởng đến người lớn và trẻ em mà còn rất nguy hiểm đến tính mạng. Bệnh sốt xuất huyết nghiêm trọng cũng có thể xảy ra khi một người đã phát triển khả năng miễn dịch với một chủng vi rút bị nhiễm sang một chủng vi rút khác. Nó cũng thường thấy hơn ở những người già và những người có vấn đề nghiêm trọng từ trước.

Thời gian xảy ra sốt xuất huyết nặng

Mặc dù có thể không có dấu hiệu nhận biết hoặc chẩn đoán rõ ràng, nhưng các dấu hiệu và triệu chứng cảnh báo của nhiễm trùng sốt xuất huyết nặng có thể xuất hiện từ 3-7 ngày sau khi bắt đầu nhiễm trùng.

Trước hết, nó có thể gây ra sự giảm nhiệt độ cơ thể một cách khó hiểu (gợi ý một cách khó hiểu về việc tình trạng nhiễm trùng đang tiến triển tốt hơn), nhưng cũng gây ra các triệu chứng khác, có thể là dấu hiệu cho thấy nhiễm vi-rút đang nhanh chóng lây lan đến các cơ quan quan trọng của cơ thể.
Trẻ có thể bị suy hô hấp và nhiều triệu chứng nguy hiểm khi sốt xuất huyết chuyển nặng

Những dấu hiệu sốt xuất huyết chuyển nặng

Người bị sốt xuất huyết nặng cần được chăm sóc y tế sớm nhất. Mặc dù lượng tiểu cầu giảm không phải lúc nào cũng là dấu hiệu gợi ý cần trợ giúp chữa bệnh sốt xuất huyết, nhưng một người mắc bệnh sốt xuất huyết cũng nên đề phòng các dấu hiệu cảnh báo sớm sau:

 

  • Suy hô hấp

Suy hô hấp hoặc bất kỳ khó khăn nào trong các chức năng hô hấp quan trọng có thể là dấu hiệu cho thấy nhiễm trùng sốt xuất huyết đã gây viêm cấp tính ở đường hô hấp trên. Khó thở, nồng độ oxy thấp, thở nhanh, đau ngực có thể là một số triệu chứng gặp phải và khiến bệnh nhân cần được chăm sóc kịp thời.

Vì nhiễm trùng sốt xuất huyết nặng cũng có thể ảnh hưởng đến các cơ quan quan trọng khác, bệnh nhân cũng nên cảnh giác để phát hiện bất kỳ dấu hiệu tổn thương cơ quan quan trọng nào. Người ta cũng nói rằng với bệnh sốt xuất huyết nặng, gan cũng có thể bị to ra, và đối với một số người, chức năng tim cũng có thể bị tổn hại.

  • Máu rỉ ra và đọng lại dưới bề mặt da

Nhiễm trùng sốt xuất huyết nặng có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho một số mạch máu trong cơ thể, làm cho máu rỉ ra hoặc đọng lại. Điều này xảy ra bởi vì khi một con muỗi bị nhiễm bệnh đốt người, vi rút sốt xuất huyết sẽ đi vào máu, nó liên kết với các tiểu cầu và nhân lên dẫn đến sự nhân lên của vi rút truyền nhiễm. Một trong những cách đầu tiên mà điều này thể hiện có thể là những thay đổi trên da, các điểm tụ máu có thể xuất hiện trên da, gây ra giảm lượng tiểu cầu. Chảy máu ở bệnh nhân sốt xuất huyết cũng có thể xảy ra do các nguyên nhân như giảm tiểu cầu, rối loạn chức năng số lượng tiểu cầu.

  • Đau bụng kèm theo vấn đề tiêu hóa

Đau bụng dữ dội, đau quặn bụng kèm theo nôn mửa liên tục có thể là dấu hiệu hệ tiêu hóa của bạn đang gặp vấn đề với bệnh sốt xuất huyết nặng. Các biến chứng đường tiêu hóa không chỉ rất thường thấy ở bệnh nhân sốt xuất huyết, các vấn đề như đau bụng có thể xuất hiện nếu có rò rỉ huyết tương trong và xung quanh các cơ quan quan trọng, có thể dẫn đến tích tụ chất lỏng. Vì vậy, mặc dù ít phổ biến hơn các dấu hiệu khác, nhưng đó là một triệu chứng không nên bỏ qua hoặc xem nhẹ.

Đau bụng dữ dội, đau quặn bụng kèm theo nôn mửa liên tục có thể là dấu hiệu hệ tiêu hóa đang gặp vấn đề với bệnh sốt xuất huyết nặng. Các biến chứng đường tiêu hóa không chỉ rất thường thấy ở bệnh nhân sốt xuất huyết, các vấn đề như đau bụng có thể xuất hiện nếu có rò rỉ huyết tương trong và xung quanh các cơ quan quan trọng, có thể dẫn đến tích tụ chất lỏng. Vì vậy, mặc dù ít phổ biến hơn các dấu hiệu khác, nhưng đó là một triệu chứng không nên bỏ qua hoặc xem nhẹ.

  • Trạng thái tinh thần giảm sút nghiêm trọng

Một trong những dấu hiệu quan trọng cho thấy sức khỏe suy giảm khi bị nhiễm trùng sốt xuất huyết nặng là những thay đổi rõ ràng về trạng thái tinh thần của một người. Khi nhiễm trùng nhanh chóng lây lan, vi rút có thể di chuyển đến não, phá vỡ các chức năng thần kinh quan trọng, mạch máu, khiến cơ thể khó thiết lập sự phối hợp giữa não và cơ thể. Khi bệnh nặng hơn hoặc sốt không giảm, một người có thể gặp các dấu hiệu khó chịu bao gồm mê sảng, ảo giác, thay đổi trạng thái tinh thần, tỉnh táo. Mất ý thức cũng có thể được chứng kiến ​​trong một số trường hợp.

  • Mức huyết áp giảm rõ rệt

Khi bắt đầu bị sốt xuất huyết trong một số trường hợp nghiêm trọng, lượng tiểu cầu giảm mạnh và chảy máu nghiêm trọng có thể khiến mức huyết áp giảm đáng kể, có thể gây sốc cho cơ thể. Ngoài ra, khi có sự thay đổi đột ngột từ nhiệt độ quá cao sang nhiệt độ cơ thể thấp (hạ thân nhiệt) với mức huyết áp thấp, cần phải nhập viện.

 

Cách phòng tránh những bệnh ở trẻ khi chuyển mùa và mùa đông đến

Để tránh các bệnh hô hấp trên và các bệnh dễ mắc ở trẻ khi thời tiết chuyển mùa, cần lưu ý thực hiện các biện pháp phòng bệnh chung như:

  1. Tắm nước ấm, đeo khẩu trang
  2. Môi trường ổn định: Kín gió, đội mũ, quàng khăn khi đi ra ngoài
  3. Vệ sinh sạch sẽ: rửa tay xà phòng, vệ sinh phòng ở, phòng học, đồ dùng, đồ chơi
  4. Tiêm phòng đầy đủ
  5. Ăn uống đủ chất, đảm bảo an toàn thực phẩm
  6. Tránh tiếp xúc nguồn bệnh
  7. Vận động thể dục thường xuyên
  8. Không tự ý dùng thuốc

Việc phòng bệnh lúc chuyển mùa vào cuối năm là vô cùng quan trọng trong cộng đồng và đối với trẻ nhỏ. Bằng các biện pháp hiệu quả sẽ phòng tránh các bệnh và dịch có thể xảy ra. Goal Baby chúc ba mẹ và bé luôn khỏe và có biện pháp phòng bệnh an toàn

Chia sẻ

Nhận tư vấn từ Goal Baby

Đăng ký email của GoalBaby để nhận những chia sẻ về chăm sóc, nuôi dậy trẻ và đồ chơi phù hợp.
Nhận ngay ebook của GoalBaby "Nuôi dạy một đứa trẻ tuyệt vời theo phương pháp Montessori"