Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng của bạn.
Vì sao cần tăng sức đề kháng cho bé?
- Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chưa hoàn thiện, sức đề kháng sẽ kém hơn so với người lớn. Vì vậy, trẻ dễ mắc bệnh hơn (đặc biệt các bệnh ở đường tiêu hóa và hô hấp), nhất là khi thay đổi thời tiết, môi trường ô nhiễm nhiều…
- Thường xuyên bị bệnh sẽ khiến trẻ luôn trong tình trạng mệt mỏi, uể oải, khó ngủ, biếng ăn, kém hấp thụ dinh dưỡng…. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ, tăng nguy cơ suy nhược cơ thể, suy dinh dưỡng, thấp lùn…
- Ngược lại, trẻ có sức đề kháng tốt sẽ ít bệnh vặt, có sức khỏe tốt, tạo tiền đề cho sự phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần trong tương lai. Do vậy, tăng sức đề kháng cho trẻ rất quan trọng và cần thiết.
Tăng cường sức đề kháng cho trẻ sẽ giúp trẻ khỏe mạnh, ít bệnh vặt
Có nên sử dụng thuốc tăng sức đề kháng cho trẻ?
Thực tế, có nhiều mẹ vì muốn nhanh chóng tăng sức đề kháng cho con đã nhờ đến sự hỗ trợ của một số loại thuốc. Chia sẻ về điều này, các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo, mẹ không nên tự ý mua thuốc tăng sức đề kháng sử dụng cho trẻ, bởi sức đề kháng của trẻ còn phụ thuộc vào các yếu tố như chế độ vận động – dinh dưỡng, cơ địa, môi trường sống…
Việc tự ý sử dụng thuốc, nếu không đúng cách,có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe không mong muốn, thậm chí nguy hiểm như: sốc phản vệ (với nhóm vitamin B), sỏi thận (khi dùng canxi liều cao), táo bón (uống nhiều sắt), ngộ độc (nhóm vitamin A, D, E), rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, dậy thì sớm, tăng huyết áp…”.
Thông thường, việc dùng thuốc tăng sức đề kháng cho trẻ chỉ được chỉ định trong các trường hợp trẻ ốm yếu, suy nhược cơ thể, biếng ăn, hay mắc bệnh nhiễm trùng hô hấp, tiêu hóa… Còn lại, những trẻ phát triển bình thường chỉ cần chú ý đảm bảo chế độ dinh dưỡng và vận động khoa học.
Việc thực hiện dinh dưỡng đúng cách, phù hợp với độ tuổi cũng sẽ giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, cụ thể như sau:
Chế độ dinh dưỡng tăng sức đề kháng cho trẻ sơ sinh
Sữa mẹ dồi dào dưỡng chất và kháng thể, do đó, được xem là nguồn dinh dưỡng quý giá cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời không chỉ giúp trẻ phát triển khỏe mạnh, toàn diện mà còn giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ sơ sinh, phòng tránh được các bệnh nhiễm trùng, dị ứng…
Chế độ dinh dưỡng tăng cường sức đề kháng cho trẻ lớn
Ngoài cung cấp dinh dưỡng cho trẻ từ sữa mẹ/ hoặc sữa công thức, những trẻ bước vào độ tuổi ăn dặm và trẻ lớn hơn cần được bổ sung đầy đủ, đa dạng các nhóm thực phẩm tăng sức đề kháng trong tự nhiên. Đó là các chất: chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin & khoáng chất.
Ăn đầy đủ, đa dạng các thực phẩm tăng sức đề kháng giúp trẻ khỏe mạnh
Ngoài ra, mẹ cũng cần đảm bảo trẻ uống đủ lượng nước cơ thể cần qua nước lọc, sữa, nước canh… (1 – 1,5 lít/1 ngày) để tăng cường sức đề kháng cho trẻ.
Top 5 thực phẩm tăng sức đề kháng cho trẻ
Để giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, các chuyên gia sức khỏe khuyến nghị mẹ nên bổ sung các thực phẩm “vàng” dưới đây vào chế độ ăn hàng ngày của trẻ:
1. Sữa mẹ
Không chỉ cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, sữa mẹ với thành phần nhiều kháng thể còn giúp hỗ trợ, nâng cao hệ miễn dịch của trẻ trong những năm đầu đời (1), giúp trẻ tránh mắc nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vì vậy, nếu có thể, mẹ hãy cho trẻ bú sữa mẹ đầy đủ và liên tục trong tối thiểu 6 tháng đầu đời.
2. Trái cây
Nhiều nghiên cứu chỉ ra, các loại trái cây giàu vitamin C, vitamin B6, chất xơ, kali, chất chống oxy hóa… như cam, quýt, nho, chuối, táo, việt quất… nếu ăn thường xuyên sẽ tác động tích cực đến hệ miễn dịch. Vì vậy, mẹ đừng bỏ qua chúng nhé!
3. Rau củ
Cùng với trái cây, các loại rau, củ, quả (bông cải xanh, cà rốt, bí đỏ, khoai lang…) với lượng chất xơ, vitamin và khoáng chất dồi dào cũng được xếp vào danh sách các thực phẩm tăng sức đề kháng cho bé trong mùa dịch. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý cách chế biến rau củ khoa học để tránh hao hụt vitamin.
4. Sữa chua
Không chỉ giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, sữa chua còn được biết đến là sản phẩm hỗ trợ hệ miễn dịch hiệu quả, bởi > 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm ở đường tiêu hóa. Để bảo vệ trẻ trước sự tấn công của virus, giúp trẻ tăng đề kháng, mẹ có thể cho trẻ ăn sữa chua theo khẩu phần phù hợp với lứa tuổi.
Sữa chua là một trong những thực phẩm tăng sức đề kháng tốt cho trẻ
5. Các loại đậu và ngũ cốc nguyên cám
Ngũ cốc nguyên cám và các loại đậu chứa nhiều omega-3, khoáng chất (kẽm, sắt) giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển thể chất, trí não và hệ miễn dịch của trẻ, giảm nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng.
6. Sữa công thức
Ta đã biết đến sữa mẹ như một giải pháp dinh dưỡng và miễn dịch đơn giản, tiết kiệm. Trong trường hợp, sẽ mẹ không đủ đáp ứng hoặc loãng thì mẹ cần tìm tới nguồn dinh dưỡng hỗ trợ thêm cho trẻ.
Dòng sữa Enfamil Enspire của Mead Jonhson – một thương hiệu uy tín đến từ Mỹ về các dòng sữa dành cho mẹ bầu và trẻ em – được nhiều mẹ trên thế giới lựa chọn và tin dùng như là một nguồn dinh dưỡng hỗ trợ cho con trong những tháng năm đầu đời.
GoalBaby xin được kể tên những đặc điểm nổi bật của Enfamil Enspire để mẹ có thông tin cho việc lựa chọn sữa cho bé con của mình.
- Enfamil Enspire được nhập khẩu chính hãng 100% từ Mỹ, đây cũng là dòng sữa cao cấp nhất của Enfa Mỹ, mẹ có thể hoàn toàn yên tâm tin dùng cho bé.
- Sữa chứa thành phần Lactoferrin (là kháng thể giống sữa mẹ) giúp tăng cường miễn dịch và đề kháng cho trẻ đồng thời giúp trẻ phục hồi sau ốm hiệu quả.
- Bổ sung DHA, ARA và màng cầu béo MFGM giúp cho não bộ hoạt động tốt hơn, tăng cường khả năng vận động của các giác quan, tăng phản xạ và trao đổi thông tin ở giai đoạn học hỏi (IQ) và hỗ trợ phát triển EQ.
- Bổ sung chất xơ cao cấp PDX/ GOS giúp nuôi dưỡng lợi khuẩn ở toàn bộ đường ruột, ngăn ngừa và làm ức chế khuẩn gây hại, giúp trẻ hấp thu tốt, làm mềm phân, ngừa táo bón.
- Bột sữa mịn, hương vị thơm ngon, sữa không quá ngọt và có vị gần giống với sữa mẹ giúp bé thích nghi nhanh để có thể sử dụng song song.
- Với nguồn nguyên liệu được nghiên cứu và lựa chọn kỹ càng, Enfamil Enspire được chứng nhận là Non-GMO, không chứa thành phần biến đổi gen, không chứa chất bảo quản, chất tạo ngọt hoặc phẩm màu nhân tạo. Mẹ an tâm rằng bé có nguồn dinh dưỡng cao cấp và an toàn cho sự phát triển lâu dài.
Những hiểu lầm về thực phẩm tăng sức đề kháng cho trẻ mùa dịch
Trẻ cần được chăm sóc cẩn thận để tăng cường sức khỏe và phòng bệnh. Một trong số những biện pháp hiệu quả nhất là xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh. Tuy nhiên, trong thực tế, mặc dù rất quan tâm đến việc bổ sung các thực phẩm tăng sức đề kháng cho trẻ, nhưng không ít mẹ vẫn mắc sai lầm khi lựa chọn và sử dụng, dẫn đến phản tác dụng.
1. Cho trẻ uống quá nhiều nước cam
Nhiều mẹ có tâm lý nước cam tốt, nhiều vitamin C nên cho trẻ uống càng nhiều càng tốt và không cho trẻ ăn, uống các loại trái cây khác. Đây là sai lầm khá phổ biến dẫn tới dư thừa vitamin C nhưng lại thiếu hụt nhiều dưỡng chất khác
Nhu cầu vitamin C của trẻ như sau:
Độ tuổi Nhu cầu vitamin C/ngày
Trẻ em < 6 tháng 25mg
Trẻ 6 tháng – 6 tuổi 30mg
Trẻ 7 – 9 tuổi 35mg
Trẻ 10 – 18 tuổi 65mg
2. Cho con ăn tổ yến tăng sức đề kháng
Tổ yến bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe điều này ai cũng biết. Tuy nhiên, nếu dùng tổ yến không đúng cách, đặc biệt với trẻ nhỏ có thể lợi bất cập hại. Hơn nữa, giá thành của tổ yến khá cao, trong khi đó, các dưỡng chất trong tổ yến có thể tìm thấy trong rất nhiều các loại thực phẩm tự nhiên khác. Vì vậy!!, mẹ cần cân nhắc khi tăng sức đề kháng cho bé bằng tổ yến.
3. Dùng tỏi để tăng cường miễn dịch cho trẻ
Mặc dù tỏi – với hoạt chất allicin – được chứng minh có tác dụng ngăn ngừa các bệnh cảm lạnh, cảm cúm, thúc đẩy hệ miễn dịch. Tuy nhiên, nếu chế biến không đúng cách hoạt chất có thể bị mất đi. Chưa kể, nếu cho trẻ ăn quá nhiều tỏi (> 3 tép/ngày) để tăng cường miễn dịch có thể gây ngộ độc.
Không nên lạm dụng dùng tỏi để tăng cường sức đề kháng cho trẻ vì có thể gây ngộ độc
4. Cho con dùng sữa non để con ít bị bệnh
Sữa non công thức mặc dù được khuyến khích dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ để tăng cường sức đề kháng, tuy nhiên chưa có nhiều nghiên cứu đáng tin cậy khẳng định kết quả này. Chưa kể, chất lượng của sữa non còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: nguồn gốc, cách chăn nuôi, công nghệ… Vì vậy, mẹ không nên quá coi trọng và lạm dụng cho trẻ uống sữa non.
Lời khuyên của bác sĩ giúp bảo vệ sức khỏe bé trong mùa dịch
“Ngoài chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh, tăng cường ăn các thực phẩm tăng sức đề kháng cho trẻ nêu trên, để giúp trẻ khỏe mạnh hơn trong mùa dịch, các bậc phụ huynh cần kết hợp cho trẻ vận động điều độ, tiêm vắc xin đầy đủ – đúng lịch, cho trẻ uống đủ nước, đi ngủ đúng giờ và giữ môi trường sống sạch sẽ, an toàn”, TTND.BS.CKII Đinh Thị Kim Liên chia sẻ thêm.
1. Cho trẻ vận động mỗi ngày
Cùng với dinh dưỡng cân bằng, vận động thường xuyên là một trong những “chìa khóa vàng” tăng cường hệ miễn dịch, từ đó giúp trẻ luôn khỏe mạnh và phát triển toàn diện. Đạp xe, bơi lội, chơi cầu lông… là những môn thể thao phù hợp, mẹ nên khuyến khích trẻ tập luyện mỗi ngày.
2. Tiêm vắc xin đầy đủ và đúng lịch
Đây được xem là biện pháp khoa học giúp tăng cường/ nâng cao hệ miễn dịch và phòng các bệnh truyền nhiễm ở trẻ một cách hiệu quả, an toàn. Do đó, mẹ nên nhớ đưa trẻ đi tiêm chủng các mũi cần thiết đầy đủ và đúng lịch nhé!
3. Đảm bảo trẻ uống đủ nước
Nước rất cần thiết đối với cơ thể con người. Khi cơ thể được cung cấp đủ nước sẽ tăng cường trao đổi chất, đào thải độc tố, hỗ trợ hệ miễn dịch giúp cơ thể luôn khỏe mạnh. Trẻ từ 0 – 6 tháng chưa cần uống nước; trẻ từ 6 – 12 tháng nên bổ sung khoảng 300ml nước/ngày; trẻ trên 1 tuổi uống theo nhu cầu.
4. Tập cho trẻ đi ngủ sớm, ngủ đủ giấc
Giấc ngủ không chỉ giúp trẻ phát triển chiều cao, trí não còn có tác dụng cải thiện, nâng cao sức đề kháng. Nhiều nghiên cứu cho thấy, trẻ thiếu ngủ sẽ suy giảm hệ miễn dịch do đó dễ mắc bệnh hơn trẻ ngủ đủ giấc. Chưa kể, trẻ thiếu ngủ sẽ thiếu tỉnh táo và dễ mất tập trung.
5. Giữ môi trường sống sạch sẽ
Trong tình hình dịch bệnh phức tạp như hiện nay, ngoài chế độ ăn uống – vận động – sinh hoạt lành mạnh, để tăng sức đề kháng cho bé, mẹ cũng cần đảm bảo môi trường sống xung quanh trẻ sạch sẽ để diệt trừ và hạn chế tối đa mầm bệnh. Cần nhắc nhở trẻ thường xuyên rửa tay, mở cửa để không gian sống thông thoáng, lau dọn – vệ sinh phòng ốc sạch sẽ…