con trẻ bị đau mắt đỏ, hướng dẫn cách chăm sóc

25/12/2023 77

Bệnh đau mắt đỏ đang có xu hướng gia tăng tại một số tỉnh, thành. Đau mắt đỏ tuy xuất hiện trong thời gian ngắn nhưng do lây lan nhanh nên số người mắc bệnh tăng cao, nhất là trẻ mầm non và tiểu học

Nếu trẻ bị đau mắt đỏ, mẹ hãy lưu ý những điều sau để con nhanh khỏi nhất.
  • Để kiểm soát bệnh đau mắt đỏ không phát triển thành dịch, tránh cho bé đến những nơi tập trung đông người như trường học, công sở, khu vui chơi, khu thương mại,…
  • Nếu trẻ bị đau mắt (thông thường sẽ bị 1 bên mắt trước), cha mẹ cần chăm sóc bé thật cẩn thận, tránh nhiễm bệnh cho mắt còn lại. Cho bé nằm nghiêng một bên, nhỏ mắt rồi dùng gạc y tế lau ngay gỉ và nước mắt chảy ra khi vệ sinh mắt (áp dụng tương tự với người lớn).
  • Trước khi vệ sinh mắt, người bệnh (cha mẹ của người bệnh) cần vệ sinh tay chân thật sạch sẽ. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng diệt khuẩn có tác dụng tốt hạn chế vi rút đau mắt đỏ lây lan cho người khác.
  • Khi thấy bệnh nặng hơn, mắt mờ đi, mẹ cần đưa bé tới ngay bệnh viện để được bác sĩ thăm khám. Nếu bệnh không kịp thời được điều trị, chăm sóc cẩn thận, người bệnh sẽ bị giảm thị lực, gây sẹo.
  • Kiêng cho bé ăn các gia vị cay nóng khi bị đau mắt đỏ. Theo đông y, đau mắt đỏ do can phong nhiệt. Vì vậy người bênh nên kiêng các gia vị cay, nóng như: tiêu, ớt, tỏi, hành tây,…Những gia vị này sẽ gây cảm giác nóng cho mắt hoặc tình trạng đỏ hơn.
  • Kiêng cho bé ăn đồ ăn tanh khi bị đau mắt đỏ. Quan niệm dân gian cho rằng, đồ ăn tanh như hải sản có thể tác động xấu vào tình trạng của viêm kết mạc. Do đó, người bệnh đau mắt đỏ cần kiêng ăn đồ ăn tanh trong thời gian mắc bệnh.
  • Tránh cho con bị ảnh hưởng của ô nhiễm không khí: Không khí ô nhiễm là 1 trong những nguyên nhân dẫn đến ung thư vòm họng, ví dụ như hít phải khí độc hại trong không khí sẽ dễ dàng mắc ung thư vòm họng.

con trẻ bị đau mắt đỏ, hướng dẫn cách chăm sóc

Phòng ngừa đau mắt đỏ ở trẻ

Để chủ động phòng, chống bệnh đau mắt đỏ, Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt 5 biện pháp sau:

  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, sử dụng nước sạch; không đưa tay lên dụi mắt, mũi, miệng; không dùng chung vật dụng cá nhân như: lọ thuốc nhỏ mắt, khăn mặt, kính mắt, khẩu trang…
  • Vệ sinh mắt, mũi, họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý, các thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi thông thường.
  • Sử dụng xà phòng hoặc các chất sát khuẩn thông thường sát trùng các đồ dùng, vật dụng của người bệnh.
  • Hạn chế tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi bị bệnh đau mắt đỏ.
  • Người bệnh hoặc người nghi bị đau mắt đỏ cần hạn chế tiếp xúc với người khác và đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị kịp thời. Không tự ý điều trị khi chưa có hướng dẫn của cán bộ y tế.
Chia sẻ

Nhận tư vấn từ Goal Baby

Đăng ký email của GoalBaby để nhận những chia sẻ về chăm sóc, nuôi dậy trẻ và đồ chơi phù hợp.
Nhận ngay ebook của GoalBaby "Nuôi dạy một đứa trẻ tuyệt vời theo phương pháp Montessori"