Giáo dục giới tính cho trẻ theo lứa tuổi - Vấn đề quan trọng ba mẹ lưu ý

21/01/2024 98

Thời gian gần đây, không ít sự việc trẻ em bị xâm hại tình dục hay quan hệ tình dục sớm, dẫn đến mang thai, sinh con ở lứa tuổi còn rất nhỏ.

Giáo dục giới tính là việc giúp con trẻ hiểu được những đặc điểm của mỗi giới khác nhau như thế nào. Nếu trẻ được giáo dục giới tính ngay từ khi còn nhỏ bằng các phương pháp phù hợp với lứa tuổi sẽ giúp trẻ nâng cao nhận thức về việc bảo vệ bản thân, tránh nguy cơ bị xâm hại tình dục từ những đối tượng xấu, giảm tỷ lệ mang thai ngoài ý muốn và các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục…

Giáo dục giới tính cho trẻ theo lứa tuổi - Vấn đề quan trọng ba mẹ lưu ý

Tuy nhiên, để thực hiện tốt điều này, trước hết cha mẹ và những người lớn xung quanh cần tự trang bị cho mình những kiến thức về giới tính, đồng thời lắng nghe, chia sẻ và giúp trẻ có những nhận thức đúng đắn.

Dưới đây là những tư vấn của chuyên gia tâm lý - TS.BS Đỗ Minh Loan, Trưởng Khoa Sức khoẻ Vị thành niên, Bệnh viện Nhi Trung ương về cách giáo dục giới tính cho trẻ theo lứa tuổi, giúp cha mẹ có thêm các kiến thức cần thiết để bảo vệ và đồng hành cùng con trẻ một cách vui khỏe và an toàn:

1. Giáo dục giới tính cho trẻ theo độ tuổi

Trẻ từ 1 - 3 tuổi

Đây là giai đoạn trẻ bắt đầu phát triển ngôn ngữ, đến cuối tuổi thứ 3, trẻ cơ bản đã làm chủ được ngôn ngữ. Trong giai đoạn này, để giáo dục giới tính chúng ta sẽ dạy trẻ biết tên gọi của các bộ phận trong cơ thể như mũi, môi, tai, đầu… Đồng thời, cha mẹ cần dạy cho trẻ biết được đâu là bộ phận mang tính riêng tư, kín đáo của mỗi người, không được phô bày ra ngoài và không được để người khác sờ vào.

Trẻ từ 3 - 6 tuổi

Ở giai đoạn này, trẻ bắt đầu khám phá thế giới xung quanh rất mạnh mẽ, ngôn ngữ đã phát triển và bổ sung nhiều vốn từ, đồng thời có nhiều hoạt động tương tác với bên ngoài. Việc phân biệt giới tính được đặt lên mức độ mới: bạn trai và bạn gái tuy khác nhau những vẫn sẽ có những điểm giống nhau. Giáo dục giới tính ở lứa tuổi này, chúng ta sẽ dạy trẻ thông qua hoạt động chơi đóng vai bố, mẹ, anh, chị, cô, chú… để hướng dẫn trẻ cách phân biệt, người như thế nào thì gọi là anh, như thế nào thì gọi là chị… Qua đó sẽ giúp trẻ ý thức ban đầu về vai trò của mỗi giới, nam và nữ nên có những cách cư xử, cách giao tiếp ra sao, vai trò của người bố và người mẹ trong gia đình được thể hiện thế nào…

Giáo dục giới tính cho trẻ theo lứa tuổi - Vấn đề quan trọng ba mẹ lưu ý

Trẻ từ 6 - 11 tuổi

Đây là giai đoạn trẻ phát triển trí nhớ và tư duy rất nhanh và mạnh. Trẻ bắt đầu có những tò mò về giới tính ví dụ cấu tạo của trẻ nữ như thế nào? cấu tạo của trẻ nam như thế nào? hay con người được sinh ra từ đâu và bằng cách nào? Để giải đáp thắc mắc này của trẻ, cha mẹ có thể trả lời một cách đơn giản như: "Để một em bé chào đời thì nhất định cần có sự góp sức của cha (tinh trùng) và mẹ (trứng) để tạo ra "hạt mầm" là con. "Hạt mầm" sẽ dần lớn lên trong bụng của mẹ. Khoảng 9 tháng 10 ngày là lúc hạt mầm" đủ lớn và muốn ra ngoài, thế là con được sinh ra đời. Hoặc có thể cung cấp thông tin về giới tính thông qua việc đưa kiến thức vào các môn học như sinh học, khoa học giáo dục hay các hoạt động ngoại khoá ở trường học.

Trẻ ở tuổi vị thành niên (11 tuổi - 18 tuổi)

Ở lứa tuổi này sự phát triển nổi bật nhất của trẻ là sự dậy thì, trẻ phát triển mạnh mẽ về tâm lý, sinh lý và các nhu cầu về tính dục. Trẻ bắt đầu mở rộng các mối quan hệ và có những cảm nhận về rung động, thích hay yêu mến một ai đó. Trong giai đoạn này, trẻ nữ cần chuẩn bị cho kỳ kinh nguyệt đầu tiên và trẻ nam cần hiểu về sự xuất tinh. Việc giáo dục giới tính đặc biệt quan trọng và cần tập trung vào vấn đề giáo dục sức khoẻ sinh sản. Cha mẹ không nên để mặc con tự tìm hiểu về giới tính, tình dục qua mạng xã hội, thậm chí là truyền miệng từ bạn bè vì có thể trẻ sẽ học được những kiến thức không đúng và có những hành vi sai lệch.

Cha mẹ nên thường xuyên trao đổi, chia sẻ với con, dạy con về những hành động nào được phép và hành động nào không để giúp trẻ có thể duy trì được tình bạn trong sáng, hạn chế trường hợp nhu cầu tình dục cao quá dẫn tới quan hệ tình dục quá sớm và không an toàn. Đồng thời cung cấp cho trẻ các thông tin và kỹ năng phòng tránh việc mang thai ngoài ý muốn khi ở tuổi vị thành niên và các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Việc giáo dục về sức khỏe sinh sản không chỉ là ngăn cấm điều này, ngăn cấm điều kia mà chúng ta cần giải thích, giãi bày để các con hiểu bản chất thật sự của mối quan hệ tình cảm, qua đó giúp trẻ có thái độ và hành vi đúng, hiểu biết và có trách nhiệm về những quyết định của mình.

2. Ba mẹ cần lưu ý gì khi giáo dục giới tính cho trẻ?

  • Cần có sự góp mặt của cả ba và mẹ
  • Giáo dục sớm và liên tục, theo sát sự phát triển tâm sinh lý của con
  • Không trốn tránh các câu hỏi, thắc mắc của trẻ
  • Tận dụng thời điểm thích hợp để nói với con về giới tính
  • Truyền đạt, giáo dục trẻ từ đơn giản đến chi tiết theo độ tuổi của trẻ (trẻ nhỏ thì giải thích dễ hiểu với ngôn từ đơn giản, trẻ lớn hơn thì giải thích chi tiết để trẻ hiểu sâu vấn đề)
  • Kiếm soát những nội dung con xem trên internet, sách truyện, báo
  • Luôn đồng hành với trẻ để trẻ không có tư duy sai lệch về giới tính.

3. Những câu hỏi trẻ nhỏ thường thắc mắc với ba mẹ khi giáo dục giới tính

Trẻ nhỏ thường tò mò và thắc mắc rất nhiều về tất cả các vấn đề trong cuộc sống, giới tính cũng không ngoại lệ. Vậy ba mẹ nên chuẩn bị trước câu trả lời cho những câu hỏi thường gặp để giao tiếp, giáo dục con tốt hơn. Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp trẻ thắc mắc với ba mẹ:

Giáo dục giới tính cho con: Tuổi nào dạy nấy

  • Em bé được tạo ra như thế nào?
  • Làm thế nào để có em bé trong bụng?
  • Con cũng có thể có em bé như mẹ không?
  • Quan hệ tình dục là gì?
  • Kinh nguyệt là như thế nào?
  • Tại sao không nên cho người khác chạm vào vùng nhạy cảm?

Nếu ba mẹ chưa thể có câu trả lời thỏa đáng ngay lập tức, hãy hẹn trẻ vào một thời điểm nào đó để có thêm thời gia suy nghĩ câu trả lời. Ba mẹ nên thẳng thắn chia sẻ, đừng ngại ngần vì đó chính là cách giúp con tự bảo vệ mình trong thời gian sắp tới.

Nguồn Healthychildren

Một số đồ chơi phát triển kỹ năng cho bé:

Bộ đồ chơi bác sĩ - Đồ chơi gỗ nhập vai phát triển nhận thức
  • Bộ bác sĩ bao gồm:
  1. Ống nghe 18x5cm
  2. Kéo 14x8cm
  3. Dao 12,5cm
  4. Kẹp 15cm
  5. Kim tiêm 15cm
  6. Thuốc 6x3cm
  7. Búa 14x4cm
  8. Nhiệt kế 12.5cm
  9. Gương miệng 13,5cm
  • Chất liệu: Gỗ tự nhiên(Gỗ Thông, Tần bì, Xoan đào)
  • Kích thước gói hàng: 8x12x25 cm
  • Đồ chơi nhập vai

Bộ sản phẩm với 10 món đồ khác nhau, bao gồm cả hộp sẽ xây dựng cho bé một phòng khám thu nhỏ, nơi bé có thể thỏa sức khám phá và kiến tạo ước mơ. Đồ chơi gỗ bác sĩ thuộc nhóm đồ chơi giáo dục Montessori.

270.000 đ

Giao hàng toàn quốc
Bộ đồ chơi nấu ăn cho bé - đồ chơi gỗ nhập vai phát triển kỹ năng
  • Bộ nấu ăn bao gồm:
  1. Bếp 23x15cm
  2. Thớt 17x10cm
  3. Chảo D9cm dài 17cm
  4. Nồi D9cm
  5. Đĩa D9cm
  6. Cốc D7cm
  7. Cốc nhỏ D5cm
  8. Tăm D5cm
  9. Gia vị D3.5cm
  10. Muôi, thìa, xẻng, dĩa, dao dài 10-12cm
  • Chất liệu: Gỗ tự nhiên(Gỗ Thông, Tần bì, Xoan đào)
  • Kích thước gói hàng: 26x19x10 cm
  • Đồ chơi nhập vai

Bộ đồ chơi nấu ăn bằng gỗ thiết kế mô phỏng bộ đồ nấu ăn mang lại trải nghiệm chân thực nhất, thiết kế thủ công khéo léo, bề mặt được đánh bóng cẩn thận mịn màng

390.000 đ

Giao hàng toàn quốc
Bộ dụng cụ kỹ thuật 7 món bằng gỗ - Đồ chơi nhập vai
  • Bộ đồ chơi gồm:
  1. Cưa (01)
  2. Kìm (01)
  3. Tô vít (01)
  4. Cờ lê (01)
  5. Búa (01)
  6. Thước (01)
  7. Dao (01)
  8. hộp đựng bằng gỗ (01)
  • Chất liệu: Gỗ tự nhiên(Gỗ Thông, Tần bì, Xoan đào)
  • Đồ chơi nhập vai

Bước vào thế giới của trẻ em và tận hưởng thời gian thư giãn vui chơi. Các bé thích gỗ và đồ chơi bằng gỗ. Cưa, kìm, tô vít, dao, cờ lê, thước kẻ, búa. Hãy để cho bé trở thành thợ sửa chữa cơ khí nhỏ tuổi.

320.000 đ

Giao hàng toàn quốc
Chia sẻ

Nhận tư vấn từ Goal Baby

Đăng ký email của GoalBaby để nhận những chia sẻ về chăm sóc, nuôi dậy trẻ và đồ chơi phù hợp.
Nhận ngay ebook của GoalBaby "Nuôi dạy một đứa trẻ tuyệt vời theo phương pháp Montessori"