Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng của bạn.
Tôi rất sợ cứt, nước đái… của con, và mỗi lần vợ tôi thay tã cho con tôi toàn chạy ra chỗ khác,… nhưng sau dần con càng ngày càng lớn, càng đáng yêu,… con cười và ê a với tôi,… tình yêu con trong tôi lớn lên và tôi muốn tự tay mình làm tất cả những việc đó cho con. Cảm nhận việc chăm con như một niềm hạnh phúc. Hôm nay tôi sẽ chia sẻ đôi điều với bạn.
Chúc mừng bạn đã trở thành cha! Rất mau sau đây thôi, bạn sẽ ngập đầu trong tã lót và phải dùng đến cả tăm xỉa răng chống mắt lên để mà cầm cự với cơn buồn ngủ. Để giúp bạn, dưới đây là một số “bí kíp chân truyền”:
Phần 3
Trong những bài trước, chúng tôi đã đề cập đến nhiều chủ đề khác nhau, bao gồm nhấc bé lên, bế bé, quấn chăn, thay tã và cả chăm sóc rốn và bao quy đầu cho bé. Nhưng chờ đã, vẫn còn nữa!
Một nghiên cứu về phát triển cơ thể xác định lại điều mà nhiều gia đình đã biết: người cha đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống của đứa con. Một báo cáo năm 2001 đăng trên Review of General Psychologykhẳng định rằng sự nuôi dưỡng của người cha cũng quan trọng không kém tình yêu thương của người mẹ trong sự phát triển của đứa trẻ. “Trong một số nghiên cứu, tình yêu của cha thật sự là công cụ dự đoán tốt hơn tình yêu của mẹ đối với một số kết quả nhất định. Chúng bao gồm các vấn đề về thể hiện, vi phạm pháp luật, lạm dụng thuốc, sức khỏe tinh thần tổng quát và sự hạnh phúc.”
Theo Armin Brott, tác giả cuốn The New Father: A Dad’s Guide to the First Year, các cậu bé được cha quan tâm, chăm sóc có xu hướng trở nên dễ đồng cảm với người khác và kiềm chế sự hung hăng của mình tốt hơn. Các bé gái được cha tham gia dạy dỗ sẽ quyết đoán hơn, tự trọng cao hơn và ít khả năng trở thành những bà mẹ tuổi teen hơn.
Vậy nên, các ông bố, hãy tham gia đi nào! Dưới đây là một số hoạt động hàng ngày mà bạn có thể học cách làm và dành nhiều thời gian hơn với con mình.
Tắm bé
Hãy chỉ tắm cho con bằng cách lau người cho đến khi vết cắt bao quy đầu và / hoặc cuống rốn của bé đã lành hoàn toàn, nhưng sau đó đừng tiếp tục lặp lại vì việc này có thể làm khô làn da nhạy cảm của bé.
Bố cũng có thể là “siêu sao tắm bé” đấy mẹ nhé!
Hướng dẫn thực hiện và các mẹo an toàn:
- Chuẩn bị sẵn tất cả đồ dùng trước khi bạn bắt đầu, bao gồm một cái khăn lớn để đặt em bé nằm lên, hai bát nước ấm – không nóng, một cái khăn em bé có mũ trùm đầu, vài chiếc khăn mặt sạch, xà phòng loại dịu nhẹ (chỉ dùng khi bé bị bẩn hay nhiều dầu), vài chiếc tã sạch (bạn cứ lấy thừa ra một cái để phòng hờ), và quần áo để thay.
- Không bao giờ để bé nằm mà không có ai trông coi, kể cả khi bé nằm trên sàn.
- Giữ phòng ấm và không có gió lùa vì trẻ sơ sinh rất dễ bị lạnh. Trùm quanh người bé bằng một chiếc khăn và lau rửa từng bộ phận một. Lau rửa, lau khô và trùm lại trước khi chuyển sang chỗ khác.
- Tránh xa các loại nước hoa, sữa dưỡng hoặc phấn bột có thể gây kích ứng da bé.
- Lau nhẹ nhàng, bắt đầu từ mặt. Nếu bạn dùng xà phòng, sau đó hãy lau sạch lại bằng một chiếc khăn khác. Lau khô mặt bé trước khi tiếp tục lau rửa những bộ phận khác của bé.
- Đỡ đầu và cổ bé trước khi bạn xoay sấp người bé lại để lau lưng, cổ và mông bé.
- Lau rửa bộ phận sinh dục và mông bé cuối cùng, dùng một chiếc khăn riêng (luôn lau từ trước ra sau để tránh làm lan vi khuẩn).
- Trước khi quấn tã và mặc đồ lại cho bé, hãy bảo đảm bé của bạn đã khô ráo hoàn toàn, chú ý vùng dưới cổ, nách, sau đầu gối và những nếp gấp ở bộ phận sinh dục. Những chỗ này nếu còn ẩm có thể gây hăm da bé.
Sau khi bạn đã hiểu rõ về cách tắm bé đúng cách, hãy tắm cho bé trong lúc đỡ đầu của bé ở khuỷu trong tay của bạn. Dùng bàn tay của bên tay mà bạn đang đỡ bé để giữ cánh tay bé, đồng thời giữ cơ thể bé gần sát vào người bạn. Điều này sẽ giúp bé cảm thấy đủ an toàn để thưởng thức màn tắm rửa này. Tay còn lại rảnh rang của bạn dùng để lau rửa cho con mình.
Chăm sóc tóc
Một lần nữa, càng ít càng tốt; mỗi tuần chỉ gội đầu cho bé từ 1 đến 2 lần là đủ.
Bạn sẽ cần: Ngoài các vật dụng dùng để tắm như ở trên, bạn còn cần thêm dầu gội đầu dịu nhẹ dành cho trẻ sơ sinh. Dùng một chiếc khăn để gội cho bé và một chiếc khác để xả lại. Ngay sau khi gội xong, bạn cần dùng một khăn khác nữa quấn che đầu bé để tránh bé bị lạnh.
Bé chỉ cần được gội đầu 1-2 lần / tuần thôi bố ạ – Ảnh: Inmagine
Viêm nấm da tiết bã nhờn: Bạn có thể nhận thấy có những vảy màu vàng trên da đầu của trẻ sơ sinh. Đây là những tế bào da chết và dầu da đầu còn tích tụ lại, những thứ này không gây hại gì và sẽ biến mất sau vài tuần. Nhẹ nhàng massage với một lượng nhỏ dầu em bé hoặc dầu oliu lên da đầu bé có thể giúp làm sạch chúng.
Chăm sóc móng tay
Móng tay của trẻ sơ sinh có thể mọc dài và sắc, có thể vô tình cào xước mặt của bé. Bác sĩ William Sears, tác giả cuốn sách The Baby Book: Everything You Need To Know About Your Baby From Birth to Age Twođề nghị bạn hai cách: dũa hoặc cắt móng tay bé khi bé đang ngủ (nhưng không phải là trong bóng tối.) Cho đến khi bạn cảm thấy tự tin hơn, hãy nhờ vợ mình giúp giữ yên tay con. Cho nhiệm vụ này, hãy dùng loại bấm chuyên dùng với móng tay của trẻ sơ sinh, loại bấm này ít cắt phạm vào da của bé. Nếu bạn thích dùng kéo hơn thì hãy dùng loại kéo an toàn có đầu kéo tròn an toàn.
Những bố mẹ không cảm thấy thoải mái với việc cắt móng tay cho con có thể dùng cái dũa để dũa, dù việc này có thể là một thử thách do móng tay của bé bi còn rất mềm! Găng tay cô-tông dành cho trẻ sơ sinh và đồ ngủ có bao tay là một cách phòng thủ khác trong cuộc chiến tránh xước xát trên mặt con.
Chia sẻ