Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng của bạn.
Các thiết bị công nghệ như điện thoại thông minh (smartphone), máy tính bảng… hiện nay được xem là “trợ thủ” đắc lực của nhiều cha mẹ trong việc nuôi con. Nhiều người lớn dùng các thiết bị này để dụ trẻ ăn, giữ trẻ ngồi yên một chỗ để làm những việc khác hoặc nghĩ rằng cho trẻ chơi điện thoại là giúp con sớm làm quen với công nghệ thông tin… Thế nhưng sự thật thì các thiết bị công nghệ lại là một “con dao hai lưỡi”. Việc lạm dụng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ mà bạn không ngờ đến. Vì vậy, bài viết sau sẽ làm rõ vấn đề này hơn để bạn có được thông tin hữu ích về nuôi con đúng cách, an toàn.
Tác hại của điện thoại với trẻ em: Thiết bị công nghệ ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ?
1. Đối với sức khỏe thần kinh và não bộ
Mặc dù chưa có bằng chứng thuyết phục về việc điện thoại di động ảnh hưởng xấu đến não bộ của trẻ như thế nào? Có gây ung thư hay không? Tuy nhiên, một số nghiên cứu vẫn cho thấy những phát hiện đáng lo ngại nếu cho trẻ tiếp xúc với điện thoại quá sớm và dùng thường xuyên.
Các dữ liệu nghiên cứu cho biết đầu và não của trẻ em tuy nhỏ hơn người lớn nhưng lại nhận được mức bức xạ từ điện thoại di động tương tự như người lớn. Điều này có nghĩa là vùng não của trẻ phải chịu mức độ phơi nhiễm với bức xạ cao hơn nếu dùng điện thoại từ khi còn nhỏ. Kết quả quét não cũng chỉ ra rằng những đứa trẻ dành quá nhiều thời gian xem điện thoại thì sẽ có nguy cơ bị mỏng vỏ não sớm hơn so với trẻ không dùng.
Hơn nữa, mặc dù chưa có bằng chứng rõ ràng về việc dùng điện thoại nhiều sẽ gây ung thư nhưng đã có nghiên cứu cho thấy sự gia tăng nhẹ của khối u não liên quan đến việc dùng điện thoại. Do vậy, cách tốt nhất là bạn vẫn nên hạn chế cho trẻ dùng thiết bị này quá nhiều.
2. Tác hại của điện thoại với trẻ em – Các vấn đề về mắt là không thể tránh khỏi
Việc xem YouTube, chơi game, xem phim hoạt hình… trên điện thoại thông minh hay máy tính bảng thường khiến trẻ tập trung nhìn chằm chằm vào màn hình nhiều giờ liền. Điều này sẽ tạo điều kiện để ánh sáng xanh, bức xạ từ điện thoại/ máy tính bảng tác động trực tiếp lên mắt của trẻ. Từ đó gây ra các vấn đề về mắt như khô mắt, nhức mắt, cận thị, suy giảm thị lực khi còn trẻ…
3. Dùng điện thoại sớm và thường xuyên tăng nguy cơ béo phì ở trẻ
Khi trẻ nghiện xem YouTube, chơi game… trên điện thoại thông minh thì sẽ giảm đi hứng thú với các hoạt động khác, bao gồm cả hoạt động thể dục thể thao. Nói cách khác, việc làm quen với thiết bị công nghệ từ sớm sẽ khiến trẻ hình thành thói quen ngồi một chỗ để “dán mắt” vào điện thoại nhiều hơn. Tình trạng này có thể làm tăng nguy cơ béo phì hoặc các bệnh khác như lệch cổ, thoái hóa đốt sống cổ… do ít vận động, ngồi một chỗ và cúi đầu quá lâu.
4. Tăng nguy cơ mắc bệnh liên quan đến tâm lý, tâm thần
Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, theo các chuyên gia thì việc trẻ dành quá nhiều thời gian dùng điện thoại để giải trí còn có thể khiến trẻ “bỏ quên” những điều xung quanh. Lúc này, trẻ thường thích tách biệt, ở một mình và không giao tiếp với người khác. Điều này về lâu dài có thể dẫn đến chứng tự kỷ, rối loạn lo âu, thiếu tập trung, rối loạn tâm thần và khiến hành vi trẻ có vấn đề.
Đối với trẻ đi học dùng điện thoại và mạng xã hội thì tác hại của điện thoại đối với học sinh còn có thể bao gồm tình trạng bắt nạt qua mạng, trẻ tìm hiểu nội dung khiêu dâm quá sớm, nghiện game ảnh hưởng đến sức khỏe lẫn khả năng học tập, trẻ tự ti vì thua kém người khác hoặc sống ảo đua đòi, dễ có suy nghĩ lệch lạc, trầm cảm, giảm chất lượng giấc ngủ… Những vấn đề này hoàn toàn có thể dẫn đến tổn thương tinh thần ở trẻ, khiến bé dễ mắc các bệnh về tâm lý, tâm thần nếu cha mẹ không quan tâm và can thiệp kịp thời.
5. Tác hại của điện thoại với trẻ em – Khả năng ngôn ngữ của trẻ có thể “đi xuống”
Tương tự như việc cho trẻ xem ti vi, việc cho trẻ dùng điện thoại để giải trí hoặc dụ trẻ trong giờ ăn cũng khiến bé bị phụ thuộc vào thiết bị này và trở nên bị động. Điều này nghĩa là trẻ không còn bị kích thích bởi thế giới xung quanh, không giao tiếp hoặc tìm tòi khám phá nữa. Chính vì không tiếp thu và tương tác với người khác mà hậu quả là nhiều trẻ khi còn nhỏ nói rất tốt nhưng đến tuổi đi học lại bị hạn chế về ngôn ngữ, khả năng diễn đạt kém.
Mặc dù vậy, điện thoại không chỉ là một phương tiện liên lạc mà còn phục vụ cho công việc và mục đích giải trí. Trong gia đình bố mẹ, ông bà, hay các anh chị lớn tuổi có điện thoại riêng, thậm chí có tới 2, 3 chiếc nhưng các em nhỏ (độ tuổi dưới 12) có nên cho phép sử dụng điện thoại hay không? Và nếu có thì dùng như thế nào và có ảnh hưởng gì đến học tập, cuộc sống của chúng chính là mối bận tâm của nhiều bậc phụ huynh ngày nay.
Nhiều bậc phụ huynh cho rằng đối với con cái họ, việc sở hữu một chiếc điện thoại là điều cần thiết giống như mua một món đồ chơi hay dụng cụ học tập. Một phụ huynh có 2 con đang trong độ tuổi đến trường chia sẻ đứa lớn thì được mua điện thoại còn đứa nhỏ thì không vì anh nghĩ rằng học sinh trung học chưa cần thiết phải dùng điện thoại. Nhưng sau khi trải qua một số tình huống, anh cho biết: “Tôi cảm thấy không an tâm khi mất tầm kiểm soát với con gái khi nó không có điện thoại, nhiều lúc tôi không biết nó đang ở đâu và tôi cảm thấy rất lo lắng”. “Lúc đầu tôi định chờ cho tới khi con gái đủ 12 tuổi sẽ cho phép nó sử dụng thiết bị liên lạc, nhưng sau khi cô bé mượn điện thoại của anh trai một ngày mà đã sử dụng rất thành thạo và tỏ ra thích thú, cuối cùng tôi đã đổi ý”.
“Một lần con bé muốn đi bộ tới công viên để tham dự trại hè của trường cách nhà khoảng 1 cây số. Con bé đã nhắn tin cho tôi và tự đi trước. Khi đến công viên cô bé đã gặp phải một rắc rối. Nếu không có điện thoại, tôi đã không thể đến kịp để giúp con gái mình”.
Trường hợp trên chỉ là một ví dụ tiêu biểu cho sự tiện lợi nếu như các em có điện thoại riêng nhưng:
Độ tuổi nào thì nên cho phép các em sử dụng điện thoại?
Việc sử dụng điện thoại vì mục đích an toàn cho trẻ sẽ giúp giảm bớt sự lo lắng cho các bậc phụ huynh, bởi họ không thể suốt ngày theo sát con cái mình. Hơn nữa trẻ em thường rất hiếu động, ưa khám phá, nghịch ngợm nhưng chưa ý thức nhiều về những việc mà chúng làm. Do đó, ít nhất họ cũng có thể kiểm soát được con mình ở đâu và làm gì.
Bên cạnh đó, các công nghệ tiên tiến trong điện thoại sẽ giúp ích nhiều cho khả năng học tập và khám phá của trẻ em. Trẻ em có thể cài đặt những tài liệu học tập một cách nhanh chóng dễ dàng hay xem những video, bộ phim tiếng anh để học thêm ngoại ngữ. Các trò chơi game mức độ vừa phải trên di động sẽ kích thích đến sự phát triển não bộ cũng như tăng khả năng tư duy của các em. Tuy nhiên cũng có nhiều bậc phụ huynh đã bác bỏ lại quan điểm tiện lợi đó và đưa ra những ảnh hưởng tiêu cực khi cho trẻ dùng điện thoại.
Một giáo viên dạy học sinh trung học đồng thời cũng là một người làm cha đã đưa ra quan điểm của mình: “Dựa vào sự phát triển tự nhiên của trẻ nhỏ cùng với kinh nghiệm chuyên môn, tôi cho rằng các bậc phụ huynh không nên cho trẻ em sử dụng điện thoại di động trước 12 tuổi. Bởi vì ngày nay bọn trẻ tiếp cận và lạm dụng công nghệ rất nhanh chóng, từ đó các em sẽ có những hành động sử dụng không đúng mục đích. Kho âm nhạc, game, phim ảnh trên điện thoại quá phong phú khiến trẻ em chú tâm vào thế giới ảo nhiều hơn là việc học. Chính vì thế đã dẫn đến nhiều hành vi sai trái qua việc lợi dụng công nghệ để quay phim, chụp ảnh đưa lên mạng những thông tin sai lệch hay sống trong thế giới của thần tượng. Thậm chí coi điện thoại như một công cụ quay cop bài, và tính toán trong khi chúng phải học cách tính nhẩm bằng miệng, bằng tay”.
Trẻ em luôn mong muốn thậm chí vòi vĩnh bố mẹ để được mua một thiết bị giải trí di động như smartphone chẳng hạn. Giá thành của chiếc điện thoại bây giờ khá rẻ nên các cậu ấm, cô chiêu dễ dàng sở hữu một smartphone đầy đủ chức năng 3G, Wi-Fi, quay video hay xem phim trực tuyến. Nhưng số trẻ em biết cách sử dụng điện thoại đúng mục đích chỉ chiếm một phần rất nhỏ. Công nghệ tiên tiến của điện thoại giống như là “con dao hai lưỡi” dễ làm thay đổi lối sống của các em. Do đó các bậc cha mẹ cũng nên xem xét theo khía cạnh tác hại ảnh hưởng đến học tập của con em mình.
Có nên cấm đoán trẻ hay không?
Độ tuổi trung học là thời điểm các em bắt đầu bước vào giai đoạn tuổi dậy thì, do đó sẽ có những biến đổi về mặt tâm sinh lý phức tạp. Nếu như một đứa trẻ đã quen sử dụng điện thoại và bị cấm đoán thì rất có thể dẫn đến những hành vi chống đối, làm điều sai trái. Do đó, các phụ huynh cũng phải thật khéo léo, từ từ thuyết phục và giáo dục để các em hiểu.
Ở trường trẻ em dành nhiều thời gian bên bạn bè hơn là cạnh người lớn. Do đó, bạn bè có ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý, suy nghĩ cũng như hành vi sinh hoạt của trẻ. Khi thấy bạn bè có điện thoại thì tâm lý mong muốn sở hữu là điều đương nhiên. Nếu người lớn muốn trang bị điện thoại cho trẻ thì nên đặt ra các điều kiện và cần tuân theo một số hạn chế nhất định như: sự tôn trọng người lớn, không xao nhãng việc học và đảm bảo cân bằng với việc rèn luyện thể chất.
Một số quy tắc cơ bản nên áp dụng đó là:
- Thu lại điện thoại của trẻ sau 10 giờ tối và trong những ngày học ở trường. Trong trường hợp các em cần phải liên lạc với bố mẹ trong giờ học, thì có thể dùng điện thoại của trường học ở văn phòng giáo vụ.
- Kiểm tra nội quy trường học về việc sử dụng điện thoai. Vì đa số trường trung học cơ sở không cho phép sử dụng điện thoại di động nhưng vẫn có một số ngoại lệ.
Một số giải pháp “theo dõi” khi trẻ sử dụng điện thoại
Ngoài những nội quy trên, các bậc phụ huynh có thể tham khảo những cách dưới đây để có thể giám sát chặt chẽ hơn việc sử dụng các thiết bị cá nhân như máy tính và điện thoại của trẻ nhỏ.
1, Qustodio – Phần mềm quản lý điện thoại trẻ em miễn phí được yêu thích
Qustodio là phần mềm quản lý điện thoại trẻ em được các bậc phụ huynh vô cùng ưa chuộng. Với phần mềm này, bố mẹ có thể thiết lập các cài đặt để quản lý và giám sát thời gian sử dụng điện thoại của trẻ hiệu quả. Phần mềm Qustodio cung cấp một số tính năng nổi bật như:
- Ứng dụng có khả năng bảo vệ trẻ trước những trang web độc hại nhờ công nghệ lọc vô cùng thông minh.
- Theo dõi hoạt động xã hội của trẻ, cung cấp những nội dung mà trẻ chia sẻ cùng với bạn bè.
- Bố mẹ có thể thiết lập giới hạn thời gian sử dụng điện thoại của trẻ.
- Theo dõi những ứng dụng mà trẻ hiện đang sử dụng, thời gian truy cập hàng ngày của con.
- Qustodio tự động theo dõi những hoạt động khả nghi như khi trẻ truy cập vào trang web có thể gây hại và gửi thông báo ngay cho bạn.
2. Ứng dụng Kidoz – Tạo môi trường vui chơi lành mạnh cho trẻ
Kidoz là một trong những phần mềm quản lý trò chơi, giám sát việc sử dụng điện thoại của trẻ được các phụ huynh lựa chọn phổ biến hiện nay.
Một số tính năng nổi bật mà Kidoz có thể mang lại cho người sử dụng gồm có:
- Kho trò chơi trực tuyến đa dạng, phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Đây sẽ là công cụ hữu hiệu giúp mang đến cho trẻ những phút giây thư giãn cũng như kích thích phát triển trí não.
- Giúp trẻ khám phá thế giới động vật hoặc xem những bộ phim hoạt hình yêu thích.
- Cho phép giới hạn truy cập những trang web có nội dung thân thiện, phù hợp với lứa tuổi trẻ nhỏ.
3. KidControl – Phần mềm quản lý điện thoại trẻ em miễn phí qua GPS
Thay vì giám sát các hoạt động của trẻ khi sử dụng điện thoại, máy tính, KidControl lại mang đến khả năng định vị vị trí, theo dõi bé đang ở đâu bất cứ lúc nào. Điều này giúp các bậc phụ huynh có thể yên tâm hơn khi con đi bất cứ nơi đâu.
Một số tính năng nổi bật của KidControl gồm có:
- Theo dõi vị trí của con của bạn trên bản đồ.
- Xem lại lịch sử vị trí của con trong vòng 2 ngày trên bản đồ riêng tư của bạn.
- Nhận cảnh báo tự động về sự an toàn của trẻ khi con đi học hoặc di chuyển đến bất kỳ địa điểm nào.
- Cập nhật vị trí của trẻ khi mạng internet trên điện thoại của trẻ bị tắt.
- Tạo chuông lớn nếu trẻ không nghe điện thoại, tìm điện thoại bị mất hoặc bị đánh cắp.
4. Khiếu nại và góp ý với các nhà cung cấp mạng di động để lựa chọn những gói cước hạn chế thời gian sử dụng điện thoại. Nếu các em không thực hiện đúng thì các bậc phụ huynh có thể cảnh báo thu lại điện thoại.
5. Phụ huynh nên cài đặt những thông báo nhắc nhở cho trẻ nhỏ khi chúng đi xa như trong các chuyến cắm trại hoặc picnic. Bên cạnh đó, các nhắc nhở cần thiết như làm việc nhà, về nhà ăn tối đúng giờ hay làm bài tập thực sự trở nên hữu ích.
Hy vọng bài viết trên của Goal Baby sẽ cung cấp thông tin bổ ích về tác hại của điện thoại di động với trẻ em, và quyết định cho trẻ sử dụng khi nào, bao lâu trong ngày.
Chia sẻ